Ở nơi người dân chỉ cần ngồi nhà lướt điện thoại cũng bán hàng đắt như “tôm tươi”

Hoàng Hạnh - Văn Chính Thứ năm, ngày 12/10/2023 06:45 AM (GMT+7)
Là địa phương có thế mạnh về đặc sản, hiện nay các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn huyện Ngọc Hiển, Cà Mau đã bắt kịp xu thế chuyển đổi số trong các quy trình từ sản xuất đến quảng bá, kết nối, mở rộng thị trường tiêu thụ góp phần nâng cao giá trị và đưa đặc sản địa phương vươn xa hơn.
Bình luận 0

Nắm bắt xu hướng ngày càng phát triển của công nghệ số, cơ sở ba khía muối Châu Sang khóm 8, thị trấn Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển đã thay đổi phương thức bán hàng từ trực tiếp sang online, tiếp cận với nhiều khách hàng nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ tăng doanh thu cho cơ sở.

Ở nơi người dân chỉ cần ngồi nhà lướt điện thoại cũng bán hàng đắc như “tôm tươi” - Ảnh 1.

Bà Nguyễn Hồng Đạm - Chủ cơ sở ba khía muối Châu Sang bán hàng trực tiếp qua điện thoại. Ảnh: Văn Chính

Với sản phẩm ba khía muối của cơ sở được lựa chọn từ những con ba khía tươi, gạch nhiều, chắc thịt và được làm sạch đem vào ướp muối đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Sản phẩm ba khía muối Châu Sang ngày càng khẳng định chất lượng, uy tín trên thị trường, mỗi năm xuất bán trên 20 tấn ba khía muối. Để tiếp cận với thị trường mới và đa dạng khách hàng, cơ sở Châu Sang đã đẩy mạnh chuyển đổi số khi bán hàng qua các trang mạng xã hội như Fangage, Facefook, Zalo, tiktok….tạo sự tương tác giúp khách hàng biết đến sản phẩm nhiều hơn, tăng sản lượng tiêu thụ và doanh số bán ra.

Ở nơi người dân chỉ cần ngồi nhà lướt điện thoại cũng bán hàng đắc như “tôm tươi” - Ảnh 2.

Người dân ở các vùng nông thôn còn được lực lượng đoàn viên thanh niên đến tận nhà hỗ trợ trong công tác chuyển đổi số. Ảnh: Cà Mau

Bà Nguyễn Hồng Đạm - Chủ cơ sở ba khía muối Châu Sang, khóm 8, thị trấn Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển chia sẻ: "Hiện nay thời đại công nghệ số bùng nổ đòi hỏi người kinh doanh phải linh hoạt, thích ứng với xu hướng hiện đại, thay vì bán hàng tại chỗ như trước đây cơ sở tôi thường xuyên đăng tải hình ảnh sản phẩm trên các trang mạng xã hội để kết nối với nhiều khách hàng hơn. Trong quá trình giới thiệu sản phẩm tôi cũng quay lại các quy trình sản xuất, từ nhập nguyên liệu đến chế biến để khách hàng thấy được sản phẩm làm ra yên tâm tin dùng. Nhờ bán hàng qua mạng mà doanh thu của cơ sở đều tăng mỗi năm và thị trường tiêu thụ cũng mở rộng hơn".

Ở nơi người dân chỉ cần ngồi nhà lướt điện thoại cũng bán hàng đắc như “tôm tươi” - Ảnh 3.

Bà Phan Thị Chuyển ứng dụng chuyển đổi số trong bán hàng. Ảnh: Văn Chính

Tận dụng thế mạnh của mạng xã hội, chỉ với chiếc điện thoại thông minh được kết nối mạng, bà Phan Thị Chuyển, ấp Ông Quyền, xã Tân Ân Tây đã có thể giới thiệu nhiều sản phẩm đặc sản của cơ sở như: Mắm cá sơn, mắm cá đối, mắm cá xay, bánh phồng tôm, bánh phồng rau củ… qua hình thức livestream trên trang Facebook cá nhân của mình. Với hình thức bán hàng trên không gian mạng giúp cho khách hàng dễ dàng tiếp cận sản phẩm và đặt hàng trực tiếp trên trang chỉ với thao tác đơn giản, tiện lợi, qua đó giúp cơ sở tăng các đơn đặt hàng so với hình thức bán hàng truyền thống như trước đây.

Ở nơi người dân chỉ cần ngồi nhà lướt điện thoại cũng bán hàng đắc như “tôm tươi” - Ảnh 4.

Tuyên truyền, hướng dẫn người dân tham gia chuyển đổi số là nhiệm vụ chính được chính quyền các cấp trên địa bàn tỉnh Cà Mau tham gia. Ảnh: Văn Đum

Bà Phan Thị Chuyển - Chủ cơ sở mắm cá sơn Ngọc Chuyển, ấp Ông Quyền, xã Tân Ân Tây, huyện Ngọc Hiển cho biết, ngoài bán hàng trực tiếp tại cơ sở, mỗi ngày tôi đều livestream bán đặc sản của mình giúp khách hàng có thể lựa chọn sản phẩm cần mua, nhờ vậy các đơn hàng lẻ tăng lên rất nhiều và đầu ra ổn định hơn, đối tượng khách hàng đa dạng ở khắp mọi nơi. Có nhiều khách hàng biết đến sản phẩm của mình qua mạng và họ đặt trên live rất tiện lợi, giúp mình nắm bắt được nhu cầu của khách hàng cần những sản phẩm nào để mình có thể đáp ứng. Tôi thấy các cơ sở sản xuất, kinh doanh nên đẩy mạnh việc bán hàng qua mạng giúp sản phẩm đến gần với khách hàng hơn và tăng thu nhập cho cơ sở.

 Với việc thay đổi nhận thức, cách làm truyền thống của các cơ sở sản xuất, kinh doanh khi mạnh dạn đổi mới tư duy trong tiêu thụ sản phẩm trên không gian số, từ đó, mở rộng thị trường thúc đẩy hoạt động kinh doanh ngày càng phát triển mang lại tiện ích cho người bán và người mua từng bước tiến đến hoàn thành mục tiêu kinh tế số của huyện.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem