Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Công an quận Bình Thạnh khởi tố, bắt tạm giam Lương Gia Tấn (25 tuổi), Hồng Viễn Thành (26 tuổi), Nguyễn Văn Thắng (34 tuổi) về hành vi Sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản.
Trước đó, cảnh sát nhận tin tố giác của người phụ nữ, cho biết bị một thanh niên xưng là nhân viên ngân hàng gọi đến mời cho vay.
Nhưng để giải ngân khoản tiền lớn, chị phải nộp phí. Sau đó, chị bị một nhóm người dẫn dụ, chuyển khoản hơn 50 triệu đồng rồi không liên lạc được.
Cơ quan điều tra phối hợp ngân hàng xác định tài khoản nhận tiền mang tên Lê Nhật Duy, mời về làm việc.
Người này khai mở 4 tài khoản ngân hàng, số điện thoại đăng ký banking được Hồng Viễn Thành cung cấp, sau đó bán lại cho nhóm Thành mỗi tài khoản lấy 4 triệu đồng.
Thành khai chuyên đi mua tài khoản rồi bán cho Tấn - phiên dịch, đồng thời làm thuê cho "ông chủ X" (người châu Á, chưa rõ lai lịch). Tấn tiếp tục bán lại cho ông này, tổng cộng 69 tài khoản.
Những nhân viên này khai được "ông chủ X" thuê thông qua phiên dịch Tấn. Họ có nhiệm vụ giả nhân viên ngân hàng, công ty chứng khoán gọi điện cho người dân chào mời vay tiền hoặc tham gia các sàn chứng khoán... rồi dẫn dụ theo một kịch bản đã có sẵn để lừa họ nộp tiền vào tài khoản.
Trao đổi với PV Dân Việt, Tiến sĩ luật Đặng Văn Cường cho biết, theo thông tin từ phía cơ quan chức năng, các đối tượng thực hiện hành vi phạm tội có tổ chức, có kịch bản chi tiết để lừa gạt các nạn nhân bằng hình thức đầu tư vào sàn chứng khoán hoặc vay tiền của ngân hàng.
Sau khi khách hàng chuyển tiền, các đối tượng đã cắt đứt liên lạc và chiếm đoạt được tiền của rất nhiều người.
Hành vi của các đối tượng không những phát sinh các cuộc gọi, tin nhắn rác gây ra phiền nhiễu cho nhiều người mà còn là các thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản của bị hại, gây mất an ninh trật tự, an toàn trên môi trường mạng.
Theo ông Cường, với hành vi sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông để chiếm đoạt tài sản, các đối tượng này có thể phải đối mặt với hình phạt tới 20 năm tù theo quy định tại Điều 290 Bộ luật hình sự 2015.
Với đối tượng chủ mưu, cầm đầu, thực hành tích cực (ông chủ X)…có thể phải chịu mức hình phạt nghiêm khắc. Đối với đối tượng thực hiện hành vi giúp sức để chiếm đoạt tài sản cũng sẽ bị xử lý về tội danh này.
Thực tế cho thấy rất nhiều đối tượng coi thường pháp luật hoặc thiếu hiểu biết pháp luật mà sẵn sàng giúp sức cho các đối tượng lừa đảo thực hiện hành vi phạm tội.
Với những người biết hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội nhưng vẫn giúp sức cho các đối tượng lừa đảo để hưởng lợi cũng sẽ bị xử lý hình sự với vai trò đồng phạm.
Những vụ án như thế này là bài học cho các đối tượng lười lao động, vì lòng tham mà bất chấp thủ đoạn để chiếm đoạt tài sản của người khác.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.