PHÂN BÓN CÀ MAU THẮNG LỚN 6 THÁNG ĐẦU NĂM NHỜ ĐÂU?
Phân bón Cà Mau thắng lớn 6 tháng đầu năm, nhờ đâu?
Ngọc Duyên
Thứ bảy, ngày 03/08/2024 21:13 PM (GMT+7)
Vượt qua thách thức nửa đầu năm 2024, Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC, HOSE: DCM) vẫn hoàn thành, thậm chí vượt các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh quan trọng. Nguyên nhân đến từ đâu?
6 tháng đầu năm, Phân bón Cà Mau xuất khẩu hơn 183 tấn sản phẩm
Kết thúc 6 tháng năm 2024, tổng sản lượng tiêu thụ của Công ty đạt hơn 676 ngàn tấn sản phẩm các loại, hoàn thành 103% KH và tăng trưởng 10% so với cùng kỳ năm 2023.
Trong đó, sản lượng Urê Cà Mau đạt hơn 453 ngàn tấn, hoàn thành 122% kế hoạch – tăng trưởng 3% so với cùng kỳ. Sản lượng tiêu thụ NPK Cà Mau đạt gần 77 ngàn tấn, tăng trưởng 38% so với cùng kỳ.
Về xuất nhập khẩu, 6 tháng đầu năm đạt tổng sản lượng xuất khẩu là hơn 183 ngàn tấn các loại, hoàn thành 174% kế hoạch, tăng trưởng 22% so với cùng kỳ năm 2023. Tổng sản lượng nhập khẩu phân bón 2 quý đầu cũng tăng 84% so với cùng kỳ và số lượng hợp đồng nhập khẩu ký kết tăng 116% so với cùng kỳ năm 2023.
Phân bón Cà Mau hoàn thành 103% KH và tăng trưởng 10% so với cùng kỳ năm 2023
Nỗ lực giảm phát thải và tiêu hao năng lượng được Haldor Topsoe ghi nhận, giúp DCM tiếp tục tiết giảm chi phí đầu vào hiệu quả. Bên cạnh các dự án gia tăng giá trị bền vững cho nhà máy có bước tiến triển tốt như: Dự án CO2 thực phẩm, thu hồi nguồn khí off-gas, Ứng dụng H2 xanh…. Theo xu hướng chuyển dịch năng lượng.
DCM ghi nhận lợi nhuận cao hơn so với kế hoạch (do sản lượng và giá bán tăng). Không phủ nhận thắng lợi đầu năm của PBCM đến từ nhiều yếu tố như bền bỉ bám mục tiêu chiến lược, sản xuất ổn định cung cấp sản lượng đều đặn, thương hiệu Phân bón Cà Mau đứng vững vị thế dẫn đầu tạo lực kéo cho bán hàng, một số thương vụ về đầu tư nhà máy và kho cảng mang lại cơ hội hội lớn cho Phân bón Cà Mau.
Bối cảnh thị trường tuy còn khó khăn nhất định: lạm phát, suy thoái, biến đổi khí hậu và nhiều vấn đề khác, nhưng một số tín hiệu tích cực hé mở cơ hội cho các doanh nghiệp thức thời. Công ty đã tập trung chiến lược mũi nhọn, nhạy bén trong kinh doanh, tận dụng mọi cơ hội tăng tiêu thụ nội địa và kinh doanh quốc tế.
Phân bón Cà Mau tiếp tục gia tăng lợi ích khách hàng trong nước
Trong nước, Phân bón Cà Mau tăng cường mạng lưới tiếp thị phân phối, Công ty đón nhu cầu cao của vụ Hè Thu. Nhiều vùng sắp vào vụ cao điểm, nhu cầu tăng cao nhưng giá phân bón hợp lý sẽ kích thích tiêu dùng mạnh. Chỉ tính riêng trong tháng 6, tiêu thụ NPK tăng gấp 3 lần so với tháng 5.
PBCM tiếp tục gia tăng lợi ích khách hàng, đẩy mạnh tiêu thụ qua chuỗi chương trình "Thức Giấc Với Mùa Vàng"; tiếp tục triển khai chương trình "Mùa Vàng Thắng Lớn" 2024; Chiến dịch Bí Kíp Vàng, Quay số may mắn, … cùng chính sách đồng hành đại lý cạnh tranh, xúc tiến bán hàng và thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm tốt.
DCM luôn ưu tiên cung ứng trong nước. Trong những thời điểm thấp vụ sẽ hướng trọng tâm kinh doanh quốc tế, tìm kiếm cơ hội xuất khẩu không chỉ mặt hàng chủ lực mà còn cho nhóm phân bón hóa chất khác.
Thị trường Urê quốc tế nửa đầu năm trở nên sôi động hơn góp phần thuận lợi cho công tác xuất khẩu của DCM. Các nhà tiêu thụ lớn như Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ, Brazil và châu Âu đồng loạt đấu thầu lại để đảm bảo nguồn cung phân bón. Trung Quốc và Nga cũng sẽ kéo dài thời gian hạn chế xuất khẩu phân bón.
Khai Xuân Giáp Thìn, Công ty xuất khẩu thành công sang 2 thị trường khó tính Úc và New Zealand, bên cạnh lô hàng hơn 35.000 tấn đi Mexico. Đồng thời tiếp tục chinh phục chất lượng từ thị trường đã có của châu Mỹ và không ngừng thâm nhập sâu vào những thị trường lớn khác ở châu Á, châu Âu, châu Úc.
Các dự án đầu tư mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh; phát triển hạ tầng kho cảng, logistic phục vụ hoạt động kinh doanh và phân phối sản phẩm cũng như xuất khẩu của DCM tiếp tục đẩy nhanh tiến độ, bổ trợ cho hoạt động phát triển kinh doanh chung.
Chủ động vận hành nhà máy an toàn ở công suất tốt nhất, kế hoạch tăng lên 10%-20%. DCM duy trì các thị phần truyền thống như Campuchia (hơn 60%), Myanmar, Bangladesh, Ấn Độ, Brazil … Các sản phẩm công nghệ cao phù hợp xu hướng xanh như OM CAMAU, DAP CAMAU, các dòng NPK CÀ MAU… xâm nhập, đáp ứng tốt yêu cầu các quốc gia Pháp, Peru, Mexico, Hoa Kỳ.
Với lợi thế hiện hữu tại trên 18 quốc gia trên thế giới, sản lượng xuất khẩu trên 344.000 tấn, PBCM đang mạnh mẽ chiến lược kinh doanh quốc tế, tích cực gia tăng lợi nhuận và cùng khách hàng phát triển thịnh vượng hơn, bền vững hơn.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.