Phẫn nộ người đẹp Trung Quốc ngang nhiên lái xe sang vào Tử Cấm Thành

P.V (Tổng hợp) Chủ nhật, ngày 19/01/2020 18:43 PM (GMT+7)
Dư luận phẫn nộ trước hành vi lái xe Hành vi của cô gái xinh đẹp người Trung Quốc bị đánh giá là kém văn minh, đồng thời khiến dư luận nước này phẫn nộ.
Bình luận 0

Tranh cãi đã nổ ra sau khi một cô gái giàu có và xinh đẹp có tên Lu Xiaobao chia sẻ trên mạng xã hội bức hình chụp cạnh người bạn và chiếc xe sang, trong khuôn viên của Tử Cấm Thành, hay còn gọi là Cố Cung ở Bắc Kinh, Trung Quốc.

Theo Dân trí, vào những ngày giáp Tết, nhiều điểm du lịch ở Trung Quốc rơi vào tình trạng quá tải, đặc biệt là Tử Cấm Thành. Việc lái xe ô tô vào bên trong khuôn viên vốn là điều không được chấp nhận.

Dù đã nhanh tay xóa bức hình, nhưng tài khoản của Lu Xiaobao vẫn bị cộng đồng mạng trách mắng không thương tiếc. “Ngày 13/1, khi biết bảo tàng Cố Cung đang đóng cửa để bảo trì nên tôi cùng bạn đã lái xe tới đây”, cô Lu giải thích.

img

Bức hình gây phẫn nộ của hai cô gái người Trung Quốc, thản nhiên lái xe sang vào khuôn viên Tử Cấm Thành để chụp ảnh.

Người dùng Weibo còn ngạc nhiên hơn khi thấy cặp đôi người đẹp thản nhiên đỗ xe giữa Tử Cấm Thành vắng lặng và chụp hình bên cạnh xe hơi sang trọng. Được biết, địa danh này vốn là một trong những nơi được bảo vệ nghiêm ngặt nhất tại Trung Quốc.

Không chỉ bức xúc trước hành vi của cô gái, người dùng mạng xã hội còn yêu cầu ban quản lý di tích đưa ra lời giải thích liên quan tới vụ việc.

Ngay sau đó, đại diện tại bảo tàng Cố Cung đã lên tiếng xác nhận sự việc xảy ra hôm 13/1, đồng thời bày tỏ “sự hối tiếc sâu sắc và gửi lời xin lỗi chân thành tới công chúng”.

Tử Cấm Thành là nơi ở của những người quyền lực nhất trong các triều đại Trung Quốc, từng là ẩn số với thường dân trong hàng nghìn năm. Nhiều bí mật chỉ được hé lộ khi các nhà sử học, khảo cổ học có cơ hội nghiên cứu tại Cố Cung. Nơi đây, hàng nghìn cung tần mỹ nữ trong Tử Cấm Thành phải cạnh tranh với nhau từ khi còn là những đứa trẻ. Tất cả phải ganh đua để lọt vào mắt xanh của hoàng đế.

Một trong những điểm tham quan gây hiếu kỳ ở đây là giếng Trân phi, di tích gắn với giai đoạn lịch sử cuối triều nhà Thanh.

img

Ngày nay, du khách có thể tham quan giếng Trân phi trong sân nhỏ, nằm ở mạn phía đông bắc Tử Cấm Thành. Ảnh: Wiki Commons.

Năm 1875, Hoàng đế Quang Tự (1871 - 1908) lên ngôi từ năm 4 tuổi, khi Thanh Mục Tông Đồng Trị Đế băng hà. Đến tuổi tuyển chọn hậu phi, Quang Tự vẫn không thể toàn quyền tự quyết. Bị Từ Hy Thái hậu chi phối, Quang Tự Đế miễn cưỡng phong nàng Tĩnh Phân, vốn xuất thân cùng gia tộc với mẫu hậu, làm Long Dụ Hoàng hậu, và chọn hai chị em khác làm Cẩn phi và Trân phi.

Tới năm 1887, vua dần lạnh nhạt với Long Dụ Hoàng hậu và sủng ái Trân phi. Nàng Trân phi vốn sắc nước hương trời, hiểu chuyện triều chính và hết lòng ủng hộ những cải cách chính trị của vua. Tuy được vua Quang Tự ngày càng yêu chiều, nàng lại trở thành cái gai trong mắt Từ Hy Thái hậu.

Theo VnE, dưới thời nhà Thanh xảy ra vụ Chính biến Mậu Tuất năm 1898. Khi ấy, Từ Hy thái hậu lệnh bắt giam hoàng đế Quang Tự (1871 - 1908) và các cận thần. Phi tần Trân phi vốn được hoàng thượng sủng ái cũng bị nhốt vào lãnh cung, cô cũng là cái gai trong mắt Long Dụ hoàng hậu.

Khi Bắc Kinh thất thủ trong Khởi nghĩa Nghĩa Hòa Đoàn năm 1900, triều đình phải lui về Tây An lánh nạn. Trước khi rời Tử Cấm Thành, Từ Hy Thái hậu không quên Trân phi. Có nhiều dị thuyết về cái chết của Trân phi, nhưng cuốn Quang Tự Hoàng đế Trân phi của Thiện Phổ, lý giải cái chết của Trân phi trùng với lời kể của những người thân tín của nàng: "Trước khi đi, Từ Hy Thái hậu lệnh Trân phi cùng lánh nạn, nhưng nàng bệnh nặng nên không thể đi theo. Trân phi khẩn cầu trở về nhà mẹ đẻ, Thái hậu không đồng ý. Từ Hy thái hậu sai thái giám Lý Liên Anh xô ngã Trân phi xuống giếng nhỏ, lệnh cho hạ thủ lấy đá lấp lại. Có sách ghi, thi thể của Trân phi chỉ được đưa khỏi giếng một năm sau.

Sau khi khâm liệm, quan tài được di táng tại Cung nữ mộ địa ngoài Tử Cấm Thành. Tương truyền, chị Cẩn phi sau này đem miệng giếng đục thêm hai lỗ nhỏ và đặt côn sắt khoá ngang, từ đó không sử dụng.

Theo Beijing Attractions, người đời đồn thổi rằng đêm đêm vẫn có tiếng khóc vọng từ dưới giếng. Nơi này sau được gọi là Giếng Trân phi, trở thành điểm tham quan hút khách ở Cố Cung. Dù miệng giếng rất hẹp, ban quản lý sau này phải lấp lại để đề phòng tai nạn có thể xảy ra với khách tham quan. Đây cũng được một số trang du lịch bình chọn là điểm đến ám ảnh nhất Tử Cấm Thành.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem