Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và phu nhân chào đón Tổng thống Moon Jae-in và phu nhân tại sân bay Bình Nhưỡng ngày 18.9
Khi Tổng thống Moon Jae-in của Hàn Quốc ôm nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un với một nụ cười tươi tại sân bay ở Bình Nhưỡng ngày 18.9, một đám đông người Triều Tiên hò reo cổ vũ. Nhưng ở Seoul, Choi Hyo-joo không hài lòng với màn đón tiếp này, bối rối khi thấy ông Kim được đối xử nồng nhiệt.
“Thật đáng xấu hổ - Kim Jong-un từng đe dọa thế giới với mục đích đưa thế giới đến bàn đàm phán”, Choi nói. "Màn đón tiếp này làm tôi phát điên. Chúng ta có thể nói chuyện với ông ấy mà không cần phải làm giảm giá trị của chúng ta”.
Trong khi Choi, 27 tuổi, ủng hộ quan hệ với Triều Tiên, mối quan hệ “ngọt ngào” giữa Moon và Kim vẫn khiến cô và nhiều người Hàn Quốc khác sởn gai ốc, theo báo Guardian.
Chỉ có khoảng 21% người Hàn Quốc có quan điểm tích cực về ông Kim, theo một cuộc thăm dò gần đây.
Để thay đổi điều này, chính phủ Hàn Quốc đã đưa ra một chiến dịch làm nổi bật mối quan hệ thân thiết giữa Moon và Kim.
Một số người Hàn Quốc cảm thấy sởn gai ốc trước mối quan hệ “ngọt ngào” giữa Moon và Kim
Chính phủ thiết lập các điểm chụp ảnh giống cuộc đi dạo của Moon và Kim trong cuộc họp đầu tiên của họ vào tháng 4 tại làng Bàn Môn Điếm. Tòa thị chính của Seoul cũng treo một bức ảnh lớn của hai nhà lãnh đạo trong cuộc gặp mặt này.
"Tôi không nghĩ ông Kim đang được miêu tả chính xác", Jang Eun-joong, giám đốc 29 tuổi của một công ty công nghệ, cho biết. "Chúng ta không nên làm đẹp hình ảnh của Kim và sử dụng những từ tích cực để mô tả ông ấy chỉ vì đột nhiên ông ấy muốn hòa bình".
Tuy nhiên, có dấu hiệu cho thấy chiến dịch của chính phủ Hàn Quốc hiệu quả. Ông Kim ghi được 4,06 điểm “ưa thích” trên thang 10, theo một cuộc thăm dò ngày 5.7 của Viện Asan. Con số này vào tháng 11.2017 chỉ là 0,88. Ông Kim có điểm cao hơn cả Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
“Tôi không hiểu động cơ của ông Moon trong việc tỏ ra thân thiện với ông Kim, xét trên việc ông Moon là luật sư nhân quyền”, Park Hwee-rhak, một giáo sư chính trị tại Đại học Kookmin ở Seoul, cho biết.
“Cách tiếp cận này là rất liều lĩnh và nguy hiểm, chính phủ hiện tại đang bị Triều Tiên lợi dụng”.
Ông Park nói thêm: “Tôi cảm thấy xấu hổ khi thấy họ đi dạo trên một cây cầu trong rừng như thể họ là những người bạn cũ”.
Các nhóm chính trị cực hữu thậm chí còn phản đối hội nghị thượng đỉnh liên Triều bằng cách cầm biểu ngữ đứng giữa trung tâm thành phố Seoul.
"Nói không với hội nghị liên Triều mà có lợi cho Kim Jong-un", một biểu ngữ có đoạn.
Một số người khác mang biểu ngữ kêu gọi Tổng thống Mỹ Donald Trump thực hiện các cuộc tấn công quân sự nhằm vào Triều Tiên. "Hãy ném bom Triều Tiên", trích một biểu ngữ có hình ông Trump.
Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un vừa ký một thỏa thuận chung vào cuối hội nghị thượng...
Vui lòng nhập nội dung bình luận.