Người hiện đại có thể tự do yêu đương, kết hôn với người mình thích. Khi không còn cảm thấy hợp, mọi người lại có thể lựa chọn chia tay, ly hôn một cách thoải mái, chấm dứt mọi liên hệ. Thế nhưng, thời cổ đại, ly hôn không phải là chuyện dễ dàng. Kể cả là đàn ông, có nhiều quyền lợi, cũng không phải cứ muốn là có thể ly hôn, bỏ vợ này, lấy vợ khác.
Theo sách "Chu lễ" ghi chép lại, trong tập tục lễ nghi thời xưa, chế độ kết hôn, ly hôn được quy định rất rõ ràng. Trong đó quy định, đàn ông nếu muốn bỏ vợ, phải lấy ra được bằng chứng xác đáng, chứng minh vợ mình phạm vào "Thất xuất" (Bảy điều cấm kỵ.
Bảy điều này bao gồm:
- Không nhu thuận, bất hiếu với cha mẹ chồng
- Vô sinh, không sinh được con nối dõi
- Thông dâm, ngoại tình với người khác, có con không phải của chồng
- Đố kỵ, ghen tuông vô lối, khiến gia đình bất hòa, không yên ấm
- Có bệnh hiểm nghèo, khiến gia đình chồng phải hao tài tốn của
- Lắm chuyện, lắm điều, không quản được miệng, hay lời ra tiếng vào
- Trộm cắp, bòn rút của nhà chồng
Được biết, những quy định này bắt đầu ban hành vào thời nhà Hán, thế nhưng việc thực thi còn lỏng lẻo, chưa đến nơi đến chốn. Mãi đến thời Tống, Nguyên, luật mới được siết chặt, tất cả mọi người đều phải chấp hành nghiêm chỉnh, vi phạm sẽ bị nghiêm trị.
Đây được cho là những quy định để bảo vệ quyền lợi phụ nữ, giúp phụ nữ thời xưa vững chân hơn khi ở nhà chồng. Đồng thời, cũng đảm bảo rằng, những người vợ sẽ không bị bỏ rơi vô cớ chỉ vì chồng mình yêu thích người phụ nữ khác. Đã là thê, sẽ mãi mãi là thê cho đến lúc chết, là gia chủ, đứng trên tất cả những người thiếp khác.
Ngoài ra, trong "Hán Luật" còn có quy định "Tam bất khứ", đây được coi là "pháp bảo" giúp những người vợ được bảo vệ quyền lợi một cách chu toàn.
Tam bất khứ gồm 3 điều luật, giúp người vợ có thể không phải rời khỏi nhà chồng, người chồng cũng không thể vô lý ruồng bỏ vợ.
- Người vợ sau khi ly hôn không có chỗ nào dung thân. Nếu gia tộc vợ không còn ai để nương tựa, người chồng không thể ly hôn, ruồng bỏ vợ.
- Vợ và chồng đang phải cùng chịu tang cha mẹ 3 năm. Vì lý do giữ đạo hiếu, chồng không thể bỏ vợ lúc này.
- Cưới vợ lúc bần hàn, sau khi cưới vợ thì trở nên giàu có. Thể hiện một loại tình nghĩa, đạo đức truyền thống coi trọng tình cảm, ghi nhận tâm sức, sự giúp đỡ của người vợ trong thành công của chồng. Có điều này, người vợ cũng sẽ không dễ dàng bị chồng bỏ.
Chiếu theo đúng luật, chỉ cần sở hữu một trong ba điều kiện của "Tam bất khứ", dù người vợ có phạm vào bất kỳ điều nào "Thất xuất", chồng cũng không thể bỏ vợ một cách đơn giản.
Cũng vì những lý do trên "Tam bất khứ" còn được gọi "Bất vong ân" - Không thể vong ân, bội nghĩa.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.