Phát hiện bất ngờ về sự sống sau khi thiên thạch gây tuyệt diệt cách đây 66 triệu năm

Đăng Nguyễn - CNN Thứ hai, ngày 17/02/2020 08:40 AM (GMT+7)
Thiên thạch khổng lồ quét sạch loài khủng long trên Trái đất cách đây 66 triệu năm gần như đã tuyệt diệt toàn bộ sự sống ở thời điểm đó.
Bình luận 0

img

Mô phỏng khoảnh khắc thiên thạch khổng lồ đâm xuống Trái đất cách đây 66 triệu năm.

Theo CNN, vụ va chạm thiên thạch tạo ra hố sâu Chicxulub ở Mexico đã khiến 76% số sinh vật trên Trái đất biến mất và gần như toàn bộ các loài thực vật.

Đám mây bụi khổng lồ che phủ bầu trời, chắn ánh sáng Mặt trời, ngăn quá trình quang hợp và thực vật không thể sản sinh khí oxy.

Tình cảnh tối đen, cực nóng ở địa điểm va chạm và cực lạnh ở những nơi khác khiến các sinh vật gần như không thể tồn tại. Nhưng sau nhiều ngày, nhiều tuần, thậm chí là nhiều năm, các vi khuẩn bắt đầu sinh sôi ở miệng hố thiên thạch.

“Chúng tôi nói đến các dạng sống dần phục hồi, sau vài ngày cho đến vài năm”, Timothy Bralower, giáo sư khoa học địa chất tại Đại học bang Pennsylvania, Mỹ, nói. “Từ góc nhìn, địa chất, phát hiện này là rất quan trọng”.

Hàng triệu năm sau sự kiện thảm họa thiên thạch, các nhà địa chất đã khoan sâu xuống hố va chạm, phát hiện nhiều dấu vết sinh học và vi khuẩn để lại, từ đó phác họa dòng thời gian về cách sự sống quay trở lại.

Nghiên cứu mới được công bố hồi tháng trước trên tạp chí Geology. “Vi khuẩn xuất hiện trở lại gần như ngay lập tức”, Bralower, đồng tác giả nghiên cứu, nói trên CNN. “Nó rất giống với những gì chúng ta biết ngày nay. Vi khuẩn có thể sinh sôi ở bất cứ đâu”.

Vi khuẩn là dạng sống “cứng đầu” trên Trái đất. Chúng được tìm thấy ở những nơi lạnh giá nhất cho đến nóng nhất, nên việc chúng sinh sôi ngay ở hố sâu thiên thạch là không bất ngờ.

Nhưng điều kinh ngạc là cách chúng quay trở lại nhanh chóng, Bralower nói. Sau thảm họa, một trận sóng thần cao 91 mét tràn qua, để lại nhiều vật chất ở miệng hố thiên thạch. Trong số này có vi khuẩn lam, dạng sống siêu nhỏ có khả năng quang hợp và là nhân tố quan trọng trong chu trình nitơ.

Phân tích địa chất cho thấy các vi khuẩn bắt đầu tồn tại ngay sau thảm họa.

“Về cơ bản, thiên thạch quét sạch phần lớn sinh vật trên Trái đất, nhưng cũng tạo ra cơ hội để vi khuẩn lập tức quay trở lại”, Bralower nói.

Cộng đồng vi sinh vật tồn tại ở miệng hố thiên thạch “vẫn sống” trong hàng triệu năm sau, theo nhóm nghiên cứu. Đến khi thảm họa qua đi, nắng ấm trở lại, các vi sinh vật này lại giúp thực vật sinh sôi trở lại, bắt đầu quang hợp để tạo ra nhiều oxy hơn.

“Các loại vi khuẩn tồn tại từ thời khắc thảm họa đã mở đường cho các dạng sống mới ở bậc cao hơn”, Bralower nói.

”Xác ướp khủng long” 110 triệu năm gần nguyên vẹn như lúc còn sống

Với lớp da cứng như áo giáp và phần ruột còn nguyên vẹn, hóa thạch khủng long nặng 1,4 tấn được các nhà khoa học xem...

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem