Phát hiện đáng kinh ngạc dưới lòng đại dương có khả năng giải đáp bí ẩn suốt 1.000 năm ở Maya

Chủ nhật, ngày 21/11/2021 18:41 PM (GMT+7)
Các nhà khảo cổ học đã thực hiện một bước đột phá đáng kinh ngạc sau khi khai quật tàn tích của người Maya từ lòng đại dương ở Belize.
Bình luận 0
Phát hiện đáng kinh ngạc dưới lòng đại dương có khả năng giải đáp bí ẩn suốt 1.000 năm ở Maya - Ảnh 1.

Các nhà khảo cổ học đã tiến hành khai quật dưới đáy biển (Ảnh: LSU)

Heather McKillop, cùng với nhóm nghiên cứu của cô từ Đại học Bang Louisiana (LSU), đã khai quật được các bếp muối, nơi nước muối được đun sôi trong những nồi đất sét. Người Maya đã xây dựng những ngôi đền và cung điện bằng đá trong rừng nhiệt đới trên khắp Trung Mỹ và có những tác phẩm chạm khắc đá tuyệt đẹp về những nhà lãnh đạo hoàng gia của họ. Mặc dù vậy, người Maya từ những khu vực này không được tiếp cận với một trong những mặt hàng cơ bản nhất - muối.

Đó là bởi các nguồn muối chủ yếu nằm dọc theo bờ biển, bao gồm các bãi muối trên bờ biển Yucatan và bờ biển Belize. Chính vì thế trước đây các nhà nghiên cứu đã rất bối rối về cách thức người Maya nội địa duy trì nguồn cung cấp muối.

Nhưng giờ đây, phát hiện của bà Mckillop và nhóm nghiên cứu đã tiết lộ cách những người thợ Maya cung cấp muối cho các thành phố đất liền trong nền văn minh Maya Cổ đại.

McKillop cùng với cựu sinh viên LSU Cory Sills, phó giáo sư tại Đại học Texas-Tyler, đã giải quyết được vấn đề khó hiểu này với sự trợ giúp của Quỹ Khoa học Quốc gia.

Mặc dù công việc khảo sát thực địa tại Ek Way Nal, di chỉ muối Paynes Creek, đã bị hoãn lại từ tháng 3/2020 do đại dịch, các nhà nghiên cứu đã chuyển sang tài liệu trước đây được sử dụng để nghiên cứu trong phòng thí nghiệm Khảo cổ học của LSU. Những tài liệu bao gồm hàng trăm mẫu gỗ từ các tòa nhà bằng cột và tranh, cũng như đồ gốm.

McKillop, Giáo sư kiêm cựu sinh viên Thomas & Lillian Landrum tại Khoa Địa lý và Nhân chủng học LSU cho biết: "Phòng thí nghiệm Khảo cổ học có hàng trăm thùng nhựa đựng nước, họ đang giữ cho các mẫu gỗ ẩm. Tôi quyết định gửi một mẫu gỗ chứa cacbon phóng xạ từ mỗi tòa nhà ở Ek Way Nal để xem chúng có cùng niên đại hay không, điều này sẽ gợi ý nhiều điều về các đồ tạo tác và tòa nhà dưới đáy biển".

Bà McKillop đã phát hiện ra trình tự xây dựng tòa nhà bắt đầu từ thời Hậu Cổ đại ở đỉnh cao của nền văn minh Maya, sau đó tiếp tục qua thời kỳ Cổ đại khi quyền lực của các nhà lãnh đạo thành phố trong đất liền đang suy giảm.

Các thành phố cuối cùng đã bị bỏ hoang vào năm 900 sau Công nguyên.

Bà McKillop cho biết: "Chúng tôi đã nghiên cứu kỹ lưỡng từ Sacapulas, Guatemala, làm mô hình, từ đó tìm hiểu về các hoạt động khác nhau đối với việc đun nước muối trong bếp muối, cũng như các hoạt động khác liên quan, bao gồm cả muối cá".

Khám phá của bà McKillop ước tính rằng 10 bếp muối từng được sản xuất tại một thời điểm tại Paynes Creek Salt Works, bà đã ghi lại điều này trong cuốn sách "Maya Salt Works" của mình. Bà cho biết: “Nghiên cứu nhấn mạnh tầm quan trọng của niên đại cacbon phóng xạ cũng như đánh giá khả năng sản xuất của muối ở thời đại này”.

Báo cáo của bà Mckillop, "Briquetage and brine: Living and Work at Ek Way Nal Salt Works, Belize" đã được xuất bản trên tạp chí Ancient Mesoamerica.

Lê Phương (express.co.uk)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem