Phát hiện lợi ích trị bệnh bất ngờ từ "chuyện ấy"

Đời sống & Pháp luật Thứ năm, ngày 26/02/2015 19:00 PM (GMT+7)
Các nhà nghiên cứu khoa học tin rằng "chuyện ấy" giúp con người tránh khỏi bệnh tật bằng cách loại bỏ sạch các đột biến di truyền.
Bình luận 0
Bằng việc phân tích hàng trăm DNA trên cơ thể người, các nhà khoa học phát hiện ra rằng những đột biến thay đổi trong chất liệu di truyền DNA của tế bào dần dần biến mất khỏi gen của con người.

Trong nhiều thập kỷ qua, các nhà khoa học vẫn tranh cãi về các lợi ích di truyền của việc sinh sản bằng quan hệ tình dục.

Hiện các nhà nghiên cứu của trường đại học Montrel và Trung tâm nghiên cứu Bệnh viện đại học Sainte-Justine ở Canada phát hiện ra rằng loài người trở nên ít nguy cơ bị mắc các bệnh hơn khi kết hợp vật chất di truyền với nhau.

img

Chuyện ấy giúp con người tránh khỏi bệnh tật bằng cách loại bỏ sạch các đột biến di truyền. Ảnh: Genengnews.

Các nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng quá trình sinh sản của con người, thế hệ này qua thế hệ khác, sự trao đổi vật chất di truyền giữa người đàn ông và người phụ nữ làm cho loài người chúng ta tiến hóa thêm một chút.

Các nhiễm sắc thể của bố mẹ - cấu trúc sợi làm bằng axit nucleic và protein được tìm thấy trong nhân của hầu hết các tế bào sống, mang thông tin di truyền ở dạng gen kết hợp với nhau để tạo ra nhiễm sắc thể của đứa con, nhưng chúng không hòa trộn với nhau một cách thống nhất.

Các chuyên gia nhận thấy rằng nhiễm sắc thể tái tổ hợp thường xuyên trong một phân đoạn của gen ít hơn ở những chỗ khác, có thể mất nhiều thế hệ để có thể kết hợp lại.

Bằng việc sử dụng các mẫu sinh học và dữ liệu di truyền của các quần thể khác nhau trên thế giới, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng các đoạn gen trong hệ gen của con người không kết hợp với nhau như những đoạn khác, có xu hướng chứa các đột biến di truyền có thể gây bệnh.

Những đoạn gen này tích lũy nhiều đột biến xấu cho đến khi chúng kết hợp với nhau, có nghĩa là vật chất di truyền trở nên xấu hơn trước khi chúng tốt hơn. Nhưng nhờ có "chuyện ấy" mà những đột biến xấu gây bệnh bị loại bỏ khỏi mã di truyền của con người.

Tiến sỹ Philip Awadalla - người đứng đầu nghiên cứu nói rằng: "Vì những đột biến này nằm trên những đoạn ít năng động trong hệ gen của chúng ta nên quá trình này phải trải qua hàng trăm thế hệ".

"Phát hiện này cung cấp cho chúng ta những hiểu biết tốt hơn vì sao loài người lại ít có nguy cơ mắc bệnh hay phát triển bệnh".

Nghiên cứu của các nhà khoa học cũng là một ý tưởng hay để xác định được những đột biến gây bệnh trong hệ gen của con người, làm tăng tốc độ quá trình phát hiện và xác định các đột biến gắn liền với hàng loạt các bệnh

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem