Mô phỏng "siêu Trái đất" nhiều khả năng tồn tại sự sống.
Theo Daily Mail, hành tinh này lớn gấp Trái đất khoảng 3 lần với bề mặt rắn gồm toàn đất đá.
Các chuyên gia từ Viện vật lý thiên văn Canary Islands (IAC) ở Tây Ban Nha nhận định, hành tinh xoay quanh một ngôi sao lùn cỡ M, ở một khoảng cách vừa đủ để duy trì được một lượng nhiệt vừa đủ để tồn tại nước dạng lỏng.
Hành tinh cũng có một số yếu tố khác có thể hỗ trợ sự sống. Các nhà khoa học phát hiện ra hành tinh này khi đang quan sát bằng kính thiên văn quốc gia Galileo tại Đài quan sát Roque de los Muchachos.
Bằng cách sử dụng hệ thống hệ thống truy tìm hành tinh có độ chính xác cực cao tại Bán cầu Bắc (HARPS-N), họ thu được 151 quang phổ với chu kỳ 3,5 năm.
Ở khoảng cách 21 năm ánh sáng, quang phổ với chu kỳ ngắn như vậy chứng tỏ sự hiện diện của một hành tinh, xoay quanh ngôi sao lùn đỏ GJ625. Các nhà khoa học ước tính chu kỳ của hành tinh vào khoảng 14 ngày.
Hành tinh mới phát hiện chỉ cách Trái đất khoảng 21 năm ánh sáng.
"GJ625 là một ngôi sao tương đối nguội lạnh, nhưng vẫn nằm trong khoảng có thể duy trì sự sống, tức là tồn tại nước dạng lỏng trên bề mặt”, Alejandro Suárez Mascareño, một trong những chuyên gia nghiên cứu nói.
Ở khoảng cách 21 năm ánh sáng, hành vi mới này được cho là nằm rất gần với Hệ Mặt trời và là một trong những “siêu Trái đất” tiềm năng nhất cho đến nay.
Rafael Rebolo, một trong các tác giả nghiên cứu nói, đội ngũ chuyên gia sẽ tiếp tục quan sát sâu hơn về hành tinh này, nhằm xác định đường kính, mật độ và tính chất, thành phần của khí quyển để xác định chính xác khả năng duy trì sự sống trên hành tinh này.
Các đợt bùng phát sóng vô tuyến vũ trụ cực nhanh và vô cùng hiếm là một trong những bí ẩn lớn nhất mà các nhà thiên...
Vui lòng nhập nội dung bình luận.