Hổ phách lưu giữ nguyên vẹn các sinh vật từng sống cách đây 99 triệu năm.
Theo Daily Mail, hóa thạch được tìm thấy ở Myanmar và là trường hợp đầu tiên ghi nhận về loài cúc đá kẹt trong hổ phách.
Cúc đá là tên gọi chỉ một nhóm các loài động vật không xương sống ở biển, mà loài còn tồn tại đến ngày nay là ốc anh vũ.
Trong quá khứ, các nhà khoa học thường chỉ tìm thấy trong hổ phách các sinh vật có nguồn gốc trong rừng như nhện, gián, ruồi, ong.
Nhưng mẫu hổ phách mới phát hiện có tồn tại bên trong một sinh vật biển sống từ Kỷ phấn trắng.
Giáo sư Wang Bo, đến từ Học viện Khoa học Trung Quốc, là người thông báo về phát hiện mới này. Các nhà khoa học đã sử dụng phương thức chụp X-quang để tái tạo hình ảnh 3 chiều của vật thể.
Đáng chú ý nhất là một sinh vật biển lưu giữ trong hóa thạch.
Họ phát hiện ra hóa thạch cúc đá có phần vỏ ngoài bị vỡ, bên trong chứa nhiều cát. Phần hổ phách có niên đại 99 triệu năm cũng chứa cát.
“Phần vỏ ngoài không còn nguyên vẹn của cúc đá cho thấy sinh vật biển này đã chết trước khi kẹt trong hổ phách vĩnh viễn”, nhóm nghiên cứu nói.
Theo các nhà khoa học, lớp nhựa rơi xuống từ các cây ven biển đã bao trọn cả cúc đá và các loài động vật chân đốt, bằng một cách nào đó được bảo quản đến tận ngày nay dưới dạng hổ phách.
“Những con côn trùng sống gần cây cối ven biển cũng bị mắc kẹt lại trong hổ phách”, nhóm nghiên cứu nói.
Các nhà khoa học đang cố gắng tìm lại liên lạc với cậu bé để khen thưởng vì thành tích xuất sắc.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.