Vào ngày 27.4, kính thiên văn vũ trụ Swift của NASA và Kính viễn vọng không gian tia gamma Fermi phát hiện sự bùng nổ tia gamma năng lượng cao nhất (GRB) từ vụ nổ của một ngôi sao lớn trong giai đoạn cuối cùng của nó. Được biết, ngôi sao này cách Trái đất khoảng 3,6 tỷ năm ánh sáng ở khu vực bầu trời mà các nhà khoa học gọi là GRB 130427A.
|
Vụ nổ tia gamma mạnh chưa từng thấy. Ảnh: LAT/NASA |
Các nhà khoa học của NASA đã tập hợp những hình ảnh quan sát được thành một video đồ họa để làm rõ cường độ sáng đáng ngạc nhiên của vụ nổ tia gamma lịch sử này.
Julie McEnery, nhà khoa học tại kính viễn vọng không gian tia gamma Fermi của Trung tâm Bay Vũ trụ Goddard của NASA ở Greenbelt, tiểu bang Maryland (Mỹ), cho biết: "Vụ nổ kéo dài tới nỗi một số kính thiên văn mặt đất cũng ghi lại được những hình ảnh này trong khi những quan sát vũ trụ cơ bản vẫn được thực hiện."
Một trong những tia gamma phát ra trong vụ nổ - được nhìn thấy trong chòm sao Sư tử - chứa năng lượng gấp 3 lần so với các tia gamma phát ra từ vụ nổ khác được ghi lại bởi Kính viễn vọng khu vực lớn của Fermi (LAT) - một công cụ trên tàu vũ trụ chịu trách nhiệm phát hiện các vụ nổ.
Các quan chức NASA cho biết: "Các GeV (năng lượng) phát ra từ vụ nổ (có tên là GRB 130427A) kéo dài trong nhiều giờ và vẫn còn có thể phát hiện được bởi LAT. Và một kỷ lục mới đã được xác lập: sự phát xạ tia gamma dài nhất từ một vụ nổ trong vũ trụ."
Vụ nổ tia gamma là những vụ nổ sáng nhất còn quan sát được trong vũ trụ. Ông McEnery cho hay: "Các nhà thiên văn tin rằng phần lớn vụ nổ tia gamma xảy ra khi ngôi sao lớn hết nhiên liệu hạt nhân và sụp đổ dưới sức nặng của chính nó. Khi lõi sụp đổ vào một hố đen, các tia vật chất phóng ra ngoài không gian với vận tốc gần bằng tốc độ ánh sáng."
Tuấn Anh (theo Space)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.