Xác ướp cổ nhất thế giới được phát hiện tại hoang mạc Atacama
Theo CNN, những người đầu tiên thực hiện việc ướp xác đã làm việc này tại một nơi ít ai nghĩ tới: Khu vực khô nhất thế giới.
Người Chinchorro, định cư ở vùng ven hoang mạc Atacama (Chile), khoảng năm 7.000 trước công nguyên (TCN) và phát minh ra kỹ thuật ướp xác vào năm 5.000 (TCN).
Sau đó 2.000 năm, thời của người Ai Cập cổ đại mới tới. Khác với cách ướp xác phức tạp của người Ai Cập cổ đại dành cho các Pha-ra-ông, người Chinchorro có kỹ thuật ướp xác đơn giản để tôn vinh người quá cố.
Việc ướp xác bắt đầu với trẻ sơ sinh và các thai nhi (có lẽ do tỷ lệ tử vong của trẻ khá cao tại vùng sa mạc giàu Asen) trước khi tiến hành với người lớn. Người ta phát hiện 5 kiểu xác ướp của người Chinchorro nhưng theo nhà bảo tồn Mariela Santos, xác ướp đen và đỏ là phổ biến nhất.
Xác ướp đen và đỏ là hai loại phổ biến được tìm thấy
Cách ướp xác hai loại này cũng có sự khác biệt rõ rệt. Xác ướp đen được hình thành khi những người ướp xác tác rời từng bộ phận cơ thể người chết, xử lý chúng rồi sau đó ghép lại. Trong khi xác ướp đỏ được xử lý bằng cách rạch những lỗ nhỏ, loại bỏ nội tạng và làm khô khoang cơ thể.
Điểm chung của cả hai loại là chúng thường được nhồi bằng que nhỏ và cây sậy, trang trí tóc giả và đeo mặt nạ bằng đất sét.
Theo CNN, xác ướp có thể tồn tại ở khu vực này trong nhiều năm là nhờ khí hậu cực kỳ khô cằn cộng với độ mặn cao vì nằm gần biển. Đó là điều kiện hoàn hảo nhất của quá trình ướp xác.
Atacama là sa mạc khô nhất thế giới nằm ở phía bắc Chile và một phần nhỏ ở phía nam Peru. Nó nằm giữa Thái Bình Dương và dãy núi Andes, cách chí tuyến Nam 960 km. Theo một bài báo trên tạp chí Nature năm 2018, Atacama còn được ghi nhận là hoang mạc cổ nhất thế giới.
Một chiếc quan tài chứa xác ướp của một linh mục Ai Cập cổ đại vừa được mở nắp trực tiếp trên sóng truyền hình...
Vui lòng nhập nội dung bình luận.