Phát lộ chi tiết quan trọng trong đàm phán Nga – Ukraine
Phát lộ chi tiết quan trọng trong đàm phán Nga – Ukraine
Sputnik
Thứ ba, ngày 21/11/2023 11:00 AM (GMT+7)
Các nước NATO bắt Tổng thống Ukraine Vladimir Zelensky phải từ bỏ đàm phán và tiếp tục cuộc xung đột, bởi vì những hứa hẹn ban đầu của ông với Nga mâu thuẫn với lợi ích của liên minh, theo Brave New Europe.
Đàm phán hoà bình là biện pháp tối ưu để chấm dứt chiến tranh Nga-Ukraine. Ảnh IT
Cựu cố vấn Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Michael von der Schulenburg, giáo sư chính trị học tại Đại học Tự do Berlin Hajo Funke và cựu Chủ tịch Ủy ban quân sự NATO, tướng Đức đã nghỉ hưu Harald Kujat viết về việc này trong một bài báo cho tờ Brave New Europe.
"Sự kết thúc của một giấc mơ"
Như ông Schulenburg lưu ý, chỉ một tháng sau khi chiến dịch quân sự đặc biệt bắt đầu, Nga và Ukraine đã nhất trí về những nét chung để giải quyết xung đột. Kiev hứa sẽ không gia nhập NATO và không cho phép đặt căn cứ quân sự nước ngoài trên lãnh thổ của mình để đổi lấy sự công nhận toàn vẹn lãnh thổ đất nước.
"Không còn nghi ngờ gì nữa, cuộc đàm phán hòa bình này (từ tháng 2 đến tháng 3/2022) đã thất bại do sự phản đối của NATO, đặc biệt là Mỹ và Anh. Lý do là một thỏa thuận hòa bình như vậy sẽ tương đương với thất bại của NATO, chấm dứt việc NATO mở rộng về phía đông và do đó kết thúc giấc mơ về một thế giới đơn cực do Mỹ thống trị", tài liệu viết.
Như các tác giả bài báo khẳng định, bất chấp quan điểm hiện tại của chính quyền Kiev, ông Zelensky và chính phủ của ông ngay từ đầu đã muốn chấm dứt xung đột càng nhanh càng tốt. Theo họ, chính vì mục đích này mà Zelensky khi ấy sẵn sàng gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin để ấn định kết quả đàm phán.
"Đầu tháng 3/2022, Tổng thống Zelensky đã liên lạc không chỉ với (cựu Thủ tướng Israel) Naftali Bennett, mà còn với cựu Thủ tướng Đức Gerhard Schröder và yêu cầu ông này sử dụng mối quan hệ cá nhân thân thiết của mình với Tổng thống Putin để hòa giải giữa Ukraine và Nga với hy vọng nhanh chóng tìm ra phương thức kết thúc cuộc chiến này", bài báo viết.
Theo ông Schulenburg, các cuộc đàm phán năm 2022 rất đặc biệt theo cách riêng của chúng do sự gần gũi giữa người Nga và người Ukraine cho phép họ nhanh chóng đề ra các thỏa thuận phù hợp với cả hai bên.
"Các cuộc đàm phán hòa bình Nga - Ukraine là một thực tế độc đáo về mặt lịch sử và có thể thực hiện được chỉ vì người Nga và người Ukraine biết rõ về nhau, nói cùng một thứ tiếng và thậm chí có thể còn quen biết nhau về mặt cá nhân. Chúng tôi không biết bất kỳ một cuộc chiến tranh hoặc xung đột vũ trang nào khác mà trong đó các bên có thể nhanh chóng thống nhất các điều khoản hòa bình cụ thể đến như vậy", tài liệu viết.
Tuy nhiên theo các tác giả, NATO phản đối cuộc đàm phán này vì không đáp ứng được lợi ích chiến lược của liên minh trong việc mở rộng ảnh hưởng và làm suy yếu nước Nga. Về vấn đề này, việc ông Zelensky thừa nhận kết quả đàm phán có lợi cho Kiev tương đương với việc đặt trách nhiệm về những thiệt hại mà Ukraine phải gánh chịu lên vai những người ủng hộ việc tiếp tục xung đột, bài báo cho biết.
Quá trình đàm phán giữa Nga và Ukraine bắt đầu vào cuối tháng 2 - đầu tháng 3/2022, một tuần sau khi Nga mở chiến dịch quân sự đặc biệt. Vòng đàm phán cuối cùng diễn ra tại Istanbul vào ngày 29/3. Trước đó đại diện hai nước đã có cuộc gặp tại Belarus. Trong vòng cuối cùng, Ukraine tuyên bố sẵn sàng duy trì tình trạng trung lập và phi hạt nhân. Sau đó Kiev chính thức cắt đứt liên lạc với Moscow.
Nga nhiều lần tỏ ý sẵn sàng đàm phán, nhưng Kiev đã đưa ra lệnh cấm đàm phán ở cấp độ lập pháp. Phương Tây liên tục kêu gọi Nga đàm phán, việc mà Moscow luôn tỏ ra sẵn sàng, nhưng đồng thời phương Tây lại phớt lờ việc Ukraine liên tục từ chối tham gia đối thoại.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.