Phi công Liên Xô biến một đại tá NATO trở thành đặc tình giỏi nhất GRU như thế nào?

Thứ năm, ngày 16/11/2023 12:32 PM (GMT+7)
Trong Chiến tranh Lạnh, các cường quốc đều có kế hoạch chi tiết trong trường hợp xảy ra đụng độ hạt nhân toàn cầu. Với nhiều nỗ lực và phương pháp, một số tài liệu về vấn đề này đã được sĩ quan tình báo Liên Xô - một phi công Nga và đồng nghiệp người Pháp - thu được.
Bình luận 0

Murat là ai

Người cung cấp thông tin mật cho Tổng cục Tình báo (GRU) của Liên Xô là một Đại tá (theo các nguồn tin khác là viên tướng) tại Bộ Tham mưu NATO ở Đức, người hoạt động dưới mật danh Murat. Như đã biết, Joachim Murat trong lịch sử đã được hoàng đế Napoléon đánh giá cao vì lòng dũng cảm cá nhân. Người đặc vụ GRU này cũng không kém phần dũng cảm, nhờ ông mà trong vòng 10 năm, khoảng 20.000 trang thông tin mật đã được gửi cho Moscow. Murat trở thành một trong những điệp viên Xô viết hiệu quả nhất trong lịch sử. Là một thành viên của tầng lớp thượng lưu của xã hội phương Tây, ông không ngại hợp tác với người Nga, đồng thời mạo hiểm với hạnh phúc cá nhân và danh tiếng của gia đình mình.

Ai là người tuyển mộ

Người của GRU tuyển mộ điệp viên Murat và biến ông ta thành một trong số các đặc tình lợi hại của mình là Alexei Lebedev - Anh hùng Liên Xô, Tùy viên Không quân Liên Xô tại Paris. Trong Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại, cung cấp hỏa lực yểm trợ cho các lực lượng mặt đất từ trên không, Lebedev đã đích thân lái máy bay cường kích IL-2, bắn hạ tất cả máy bay của phát xít Đức, mặc dù đây không phải là trách nhiệm trực tiếp của ông. Lebedev gặp đặc vụ tương lai Murat tại một trong những buổi tiệc chiêu đãi chính thức. Quá khứ chiến đấu và chuyên ngành chung đã đưa họ xích lại gần nhau hơn.

Giống như Lebedev, người Pháp này cũng là một phi công, đã chiến đấu với quân Đức, đầu tiên là ở Bắc Phi và sau đó là ở châu Âu. Theo lời kể, viên Đại tá Pháp đã bắn rơi 5 máy bay Đức. Sức hút cá nhân của Lebedev, người "chân ngắn" so với nhiều phi công Pháp, đã đóng vai trò quan trọng. Và hóa ra, Murat không thích người Mỹ - những người chỉ huy NATO của ông. Murat coi họ là những kẻ hợm hĩnh ngạo mạn, tham lam lợi nhuận và yêu thích việc chỉ huy. Ông đối xử với các "đồng nghiệp" khác trong liên minh - người Đức - thậm chí còn tệ hơn, không thể tha thứ cho họ vì sự chiếm đóng Pháp trong Thế chiến II.

Phi công Liên Xô biến một đại tá NATO trở thành đặc tình giỏi nhất GRU như thế nào - Ảnh 1.

Alexei Lebedev (giữa) là người tuyển mộ được một trong những đặc tình giỏi nhất GRU. Nguồn: sovsekretno.ru

Trong một cuộc gặp, viên Đại tá Pháp cảnh báo Lebedev rằng, Mỹ đang chuẩn bị một cuộc chiến tranh hạt nhân chống lại Liên Xô với sự tham gia của các đồng minh phương Tây và đồng ý cung cấp các tài liệu xác nhận các kế hoạch đó. Theo mô tả đánh giá của GRU, Murat coi Liên Xô như một "quê hương thứ hai", mặc dù anh ta xuất thân từ một gia đình quý tộc Pháp và có niềm tin của một người theo chủ nghĩa dân tộc, không phải là một người cộng sản. Từ thời thơ ấu, dưới ảnh hưởng của mẹ, đặc vụ này đã yêu thích âm nhạc và văn học cổ điển Nga.

Ông đã có một thái độ cực kỳ tiêu cực với NATO, tin rằng khối này bằng hành động của mình đe dọa thế giới. Đồng thời, động cơ ích kỷ trong các hành động của Murat, như tình báo Liên Xô tin, cũng có. Với trung tâm, Murat, như được đề cập trong cuốn sách của Mikhail Boltunov, "Nốt ruồi của GRU trong NATO" ("Nốt ruồi" - tiếng lóng chỉ điệp viên hai mang, đặc tình, ND), không chỉ giao tiếp thông qua Lebedev, mà còn thông qua điệp viên Viktor Lyubimov, tổ chức các cuộc gặp với anh ta trong một quán cà phê trên những con phố phồn hoa của Paris.

Phương pháp

Có được quyền truy cập vào các tài liệu tại trụ sở NATO, Murat đã lấy chúng ra một cách bất hợp pháp. Đáng chú ý là ông đã viện ra những lý do hợp lý để làm việc đó. Năm 1961, đặc vụ này đã mang về nhà và chụp ảnh kế hoạch phòng thủ của các lực lượng NATO ở Trung Âu và một số tài liệu khác. Năm 1962, vào đỉnh điểm của Cuộc khủng hoảng Berlin lần thứ hai, Murat đã giao cho trung tâm các tài liệu, trong đó chỉ ra các mục tiêu của các cuộc tấn công hạt nhân của NATO vào Liên Xô, bao gồm các đối tượng dọc theo phòng tuyến Murmansk-Leningrad-Minsk-Kiev.

Năm 1964, nhờ thông tin từ đặc tình, ở Liên Xô, người ta biết được việc triển khai tên lửa chiến đấu Pershing với đầu đạn hạt nhân, được thiết kế để tiêu diệt hàng trăm mục tiêu ở Trung Âu trong trường hợp có chiến tranh. Những tên lửa này do công ty Martin-Marietta của Mỹ phát triển. Tài liệu có thông tin về tổ chức các đơn vị tên lửa, số lượng cụ thể, đội hình chiến đấu, phương tiện liên lạc của các đơn vị, cũng như đề xuất tăng các đơn vị tên lửa trong giai đoạn 1965-1970. Tình báo đã cứu đất nước Liên Xô khỏi số phận của Nhật Bản.

Phần thưởng và đời tư

Thống chế Joachim Murat năm 1808 đã được Napoléon trao vương miện Naples. Hoạt động dưới một mật danh tương tự, đặc tình Liên Xô được trao thưởng khiêm tốn hơn. Đặc vụ GRU tại Pháp là Thiếu tướng Cheredeev đề nghị Murat được trao danh hiệu Anh hùng Liên Xô, nhưng Moscow đã quyết định không vội vàng, và đặc tình có giá trị nhất, vào năm 1962, sau ba năm làm việc thành công, chỉ được nhận Huân chương Lenin. Mặc dù xét về giá trị thông tin, Murat chỉ có thể sánh với huyền thoại Richard Sorge.

Đáng buồn, số phận và hạnh phúc riêng tư của điệp viên Xô viết không thật mỹ mãn. Gia đình ông tan nát, cơ quan phản gián Pháp cuối cùng cũng tìm ra hành tung Murat, và năm 1969, điệp viên này bị chết một cách bi thảm. Tên của đặc tình vẫn chưa được tiết lộ và phương Tây hoàn toàn không viết về người này.

PV (Theo VOV)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem