Tạp chí trên khảo sát và đánh giá 128/193 quốc gia được Liên Hiệp Quốc công nhận nhưng bỏ qua Syria, Iraq và Afghanistan.
10 quốc gia an toàn nhất và 10 quốc gia nguy hiểm nhất thế giới 2019. Ảnh: DAILY MAIL
Vẫn chưa rõ vì sao các quốc gia này - thường xuyên nằm trong số các quốc gia nguy hiểm nhất thế giới - lại không xuất hiện trong bảng đánh giá trên.
Chiến tranh và hòa bình, tỉ lệ tội phạm và nguy cơ thảm họa thiên nhiên là các tiêu chí đánh giá mức độ an toàn đối với mỗi quốc gia.
Thủ đô Reykjavik của Iceland. Ảnh: SHUTTERSTOCK
Iceland - với chưa tới 400.000 cư dân - được xếp đầu bảng do tỉ lệ phạm tội thấp và mặc dù đảo quốc này có những ngọn núi lửa còn hoạt động, tính mạng con người nơi đây ít bị đe dọa.
Đáng chú ý, Mỹ đứng thứ 65 do tỉ lệ giết chóc cao. Theo Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI), tỉ lệ các vụ giết người năm 2017 là 5,3/100.000 người, cao hơn gấp đôi ở hầu hết các quốc gia đối tác kinh tế ở châu Âu.
Trong khi đó, theo đài BBC, người ta nói Iceland cho phổ biến quyền sở hữu súng đạn nhưng chỉ xảy ra 1 vụ giết người hồi năm 2009.
Nhật Bản - một nền kinh tế hàng đầu thế giới - xếp thứ 43 do nguy cơ thảm họa thiên nhiên cao độ với nhiều trận động đất xảy ra.
Các quốc gia châu Âu được xếp hạng cao, chiếm đến 7/10 hạng đầu và 15/20 quốc gia đầu bảng.
Tuy nhiên, Anh đứng thứ 38, sau cả Romania và Kuwait về chỉ số an toàn. Còn Úc được xếp hạng 18.
Yemen được đánh giá là quốc gia nguy hiểm thứ hai thế giới. Ảnh: EPA
Yemen chỉ xếp trên Philippines, quốc gia nguy hiểm nhất đối với tính mạng con người.
Lụt lội do bão ở tỉnh Camarines Sur - Philippines hồi đầu tháng 1.2019. Ảnh: EPA
Mặc dù Yemen là khu vực đang diễn ra chiến tranh và người dân đối mặt với nguy cơ cao về quân sự và an ninh, mối nguy từ thảm họa thiên nhiên ở Philippines khiến nước này bị đánh giá nguy hiểm hơn.
Hoài Vy (Người Lao Động)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.