Phó Thủ tướng và 15 Bộ trưởng, Trưởng ngành sẽ trả lời chất vấn trong 1 ngày

PVCT Thứ hai, ngày 12/08/2019 06:25 AM (GMT+7)
Theo chương trình, sáng nay (12/8), Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc phiên họp thứ 36. Tại phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ dành một ngày để tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn.
Bình luận 0

img

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ (ảnh VGP).

Sau khi Chủ tịch Quốc hội khai mạc phiên chất vấn và trả lời chất vấn, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, trình bày Báo cáo tóm tắt tổng hợp việc thực hiện các nghị quyết, kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về giám sát chuyên đề và chất vấn từ đầu nhiệm kỳ đến hết năm 2018.

Tiếp đến, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc trình bày Báo cáo tóm tắt tổng hợp thẩm tra của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội.

Sau đó tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn về việc thực hiện các nghị quyết, kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về giám sát chuyên đề và chất vấn từ đầu nhiệm kỳ đến hết năm 2018 (đối với Bộ trưởng các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; Thông tin và Truyền thông; Tư pháp; Công an; Xây dựng; Khoa học và Công nghệ; Lao động, Thương binh và Xã hội; Tài chính; Công Thương; Giao thông Vận tải; Ủy ban Dân tộc; Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; Tổng Kiểm toán nhà nước).

Đến 16 giờ đến 16 giờ 40 phút ngày 15/8, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ thay mặt Chính phủ phát biểu làm rõ thêm một số vấn đề liên quan thuộc trách nhiệm của Chính phủ và trực tiếp trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội. 

Phiên chất vấn, phiên chất vấn sẽ được phát thanh và truyền hình trực tiếp. 

Trước đó vào kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XIV (tháng 6/2018), Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cũng từng đăng đàn trả lời chất vấn các đại biểu Quốc hội.

Ngoài nội dung chất vấn, theo chương trình, tại phiên họp lần thứ 36, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ tiến hành xem xét, cho ý kiến về những nội dung sau đây:

Về công tác xây dựng pháp luật: Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về một số vấn đề còn ý kiến khác nhau của 05 dự án Luật, bao gồm: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kiểm toán nhà nước; Luật Chứng khoán (sửa đổi); Bộ luật Lao động (sửa đổi); Luật Lực lượng dự bị động viên; Luật Thư viện. Bên cạnh đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét dự thảo Nghị quyết giải thích một số điều của Luật Quy hoạch;

Về công tác giám sát: Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiến hành giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách nhà nước giai đoạn 2013-2018”; Cho ý kiến về Báo cáo kết quả giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng cháy, chữa cháy giai đoạn 2014- 2018”; Xem xét việc thực hiện các nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về giám sát chuyên đề từ đầu nhiệm kỳ đến hết năm 2018 và tổ chức chất vấn, trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội (Phiên chất vấn, trả lời chất vấn được tổ chức phát thanh, truyền hình trực tiếp trên sóng của Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam và Truyền hình Quốc hội Việt Nam vào ngày 15/8/2019).

Về các vấn đề kinh tế - xã hội: Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về các nội dung sau:Cho ý kiến về việc bổ sung dự toán ngân sách nhà nước năm 2019 (vốn ngoài nước) cho 02 tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình; Cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về miễn tiền cấp quyền khai thác khoáng sản và khai thác tài nguyên nước.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem