Bác sĩ Nguyễn Thanh Dân - Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh cho biết, các ca bệnh tập trung chủ yếu tại TP.Cà Mau, Thới Bình, Trần Văn Thời, Ðầm Dơi. Dù số ca mắc ít nhưng ngành y tế và người dân vẫn không chủ quan vì đây là thời điểm nhạy cảm do dịch bệnh diễn biến phức tạp, nếu không chủ động phòng, chống, nguy cơ bùng phát dịch lớn là rất cao. Để chủ động phòng dịch, ngành y tế chú trọng thực hiện các biện pháp tuyên truyền tại địa bàn, khuyến khích nông dân tự tuyên truyền, truyền thông phòng SXH thông qua việc cung cấp cho người dân tờ rơi, khuyến khích người dân phát quang bụi rậm, cung cấp cá 7 màu cho người dân đem về nuôi trong các dụng cụ chứa nước....
Tuyên truyền viên (phải) phát tờ rơi tuyên truyền về dịch bệnh sốt xuất huyết cho người dân.
Ông Lâm Văn An ở xã Tân Dân cho biết, SXH không phải là bệnh xa lạ với nông dân nơi đây. Vì vậy, khi có tờ rơi, bà con đều bảo nhau giữ lại dán lên vách nhà để luôn nhớ kiến thức về bệnh. “Trong các buổi họp thôn, chúng tôi đều có bàn bạc, trao đổi về phòng chống dịch bệnh, trong đó có dịch SXH”- ông An nói.
Còn bà Võ Thị Hai (cùng xã Tân Dân) nói như một “chuyên gia y tế”. Bà cho biết, bà con nơi đây nhiều người “thuộc lòng” triệu chứng bệnh SXH ở trẻ nhỏ, như khởi đầu thường trẻ bị sốt cao đột ngột, đôi khi có đau nhức mình mẩy hay đau họng nhưng thường thì không có ho, sổ mũi, ói hay tiêu chảy. Một số bé có thể ói sau ăn khi bị sốt cao. Vì thế, khi có dấu hiệu bệnh nặng, các chị em đều bảo nhau nên đưa con đi khám ở các cơ sở y tế chứ không tự điều trị tại nhà.
Theo chuyên gia Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), khoảng 80% trường hợp SXH diễn tiến lành tính, bệnh nhân sẽ hết sốt sau khoảng 3-5 ngày (có thể đến 7 ngày). Một số bệnh nhân có thể nổi ban ở trên mình và ban này sẽ biến mất sau vài ngày. Tuy nhiên, có khoảng 20% bệnh nhân SXH sẽ trở nặng với triệu chứng sốc trụy mạch sau khoảng 3-6 ngày sốt. Triệu chứng báo động bệnh trở nặng là bệnh nhân đột ngột hết sốt, đau bụng và ói liên tục, mệt lử, khi đó tay chân sẽ lạnh ẩm. Hiện không có thuốc nào đặc trị đối với bệnh SXH.
Vì thế, theo bà Hai, khi được tuyên truyền, hiểu bệnh, bà con đều biết khi địa phương có ổ bệnh, khi trẻ em có biểu hiện bệnh thì cha mẹ phát hiện kịp thời triệu chứng trở nặng để đưa bé đi cấp cứu.
“Chúng tôi cũng biết virus gây bệnh SXH Dengue lây qua muỗi vằn nên cách phòng bệnh tốt nhất là không để trong nhà có muỗi và không để bị muỗi chích. Không nên để những lọ hay bình còn đọng nước vì đó là môi trường cho muỗi phát triển. Luôn nằm mùng (màn) cho dù là ngủ vào ban ngày”- bà Hai kết luận.
Theo chuyên gia Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), khoảng 80% trường hợp SXH diễn tiến lành tính, bệnh nhân sẽ hết sốt sau khoảng 3-5 ngày (có thể đến 7 ngày). Một số bệnh nhân có thể nổi ban ở người và ban này sẽ biến mất sau vài ngày.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.