Phóng sự điều tra
-
Người phụ nữ ấy có thể mặt đối mặt với những tay “anh chị” khét tiếng nhất trong giới giang hồ mà không chút sợ hãi; có thể “một mình một ngựa” bất kể sớm tối đêm khuya mà không chút nản lòng, nhưng lại yếu mềm khi nhìn những đứa con côi cút của kẻ tù tội; hoặc òa khóc như trẻ thơ trước một nghĩa cử nhỏ ấm áp của đồng nghiệp. Cũng là người phụ nữ ấy, trái tim bao lần thắt lại vì những day dứt không dễ diễn tả thành lời khi gia đình bị đe dọa, nhưng vẫn kiên quyết theo đến cùng của sự thật chỉ để “được làm nghề một cách tử tế”.
-
Một thời đắm chìm trong những “đường ke” và viên “kẹo” đầy dụ hoặc đã đưa đẩy bạn tôi đến thời kỳ đen tối nhất trong tháng năm tuổi trẻ. Hệ quả của quãng thời gian này chính là một bài học để đời không thể nào quên.
-
Để có được một cuộc “bay” hoàn mỹ, công cuộc quan trọng nhất là người tổ chức phải chuẩn bị được đầy đủ “đồ”.
-
Nối tiếp những làn khói đầy mê hoặc của heroin hay việc “suyễn đá” thì gần đây “dân bay” thế hệ mới lại tiếp tục điên cuồng trong “chỉ ke” và các viên “kẹo ngọt”.
-
“Khi điều tra những vụ việc tiêu cực, phức tạp, nhà báo ngoài khả năng “diễn xuất” họ chỉ có thêm những thiết bị ngụy trang để ghi âm, ghi hình để lấy chứng cứ. Nếu quy định nhà báo không được sử dụng thì vô hình chung tước đi “vũ khí” của nhà báo khi tác nghiệp điều tra”, ông Mai Đức Lộc – Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam nói khi trao đổi với Dân Việt.
-
“Những vụ điều tra báo chí tiêu biểu như lạm dụng tình dục trẻ em nam ở Hà Nội, thịt lợn bẩn ở Cao Bằng, những loạt phóng sự về phá rừng… đều được chúng tôi dùng thiết bị ngụy trang để quay lén” – nhà báo Đỗ Doãn Hoàng nói.
-
Gần 8 năm trong nghề, một kinh nghiệm mà tôi rút ra - và lý thuyết nói rõ ràng rất đúng: Phải đi đến tận nơi, mắt thấy, tai nghe, chạm vào nhân vật, chắc chắn sẽ có những thông tin vô cùng thú vị.