Em gái dan díu với chồng, chị chết trong phẫn uất
Sinh thời, có hai chị em nhà nọ nổi tiếng khắp vùng nhờ nhan sắc kiều diễm và cốt cách hơn người. Cô chị gái sớm đã lọt vào mắt xanh của Hoàng đế Lý Dục và một bước lên ngôi mẫu nghi thiên hạ. Nàng thường được gọi với cái tên Chu Đại Hậu (không rõ tên thật).
Theo sử sách viết lại, Chu Đại Hậu là người có cốt cách phi phàm. Nàng được cho là người vô cùng xứng đáng để ngồi vào vị trí mẫu nghi thiên hạ, cai quản lục cung. Thế nhưng chẳng ai ngờ được bà lại có cái kết quá đỗi xót xa.
Hoàng đế Lý Dục bấy giờ vốn bản tính tham lam, có được Chu Đại Hậu vẫn muốn có thêm cả em vợ Chu Gia Mẫn. Chu Gia Mẫn dù biết Lý Dục là chồng của chị gái mình nhưng vẫn đem lòng yêu thương. Bi bịch bắt đầu khi Chu Đại Hậu không may mắc trọng bệnh.
Trong lúc hoàng hậu phải tĩnh dưỡng trong cung, hoàng đế Lý Dục đã rước chính em vợ của mình là Chu Gia Mẫn vào cung để làm thiếp. Trong triều bấy giờ có rất nhiều đại thần ra sức ngăn cản song vua vẫn khăng khăng với quyết định của mình.
Không lâu sau, Chu Đại Hậu biết chuyện tày trời kia không thể chịu nổi mà đâm ra u uất. Nàng triệu em gái mình tới cung rồi hỏi han em về mối quan hệ không thuận đạo lý kia thì nhận được câu trả lời như một nhát dao đâm thẳng vào tim.
"Muội đến đây từ khi nào?".
"Muội đã đến từ lâu rồi".
Chu Đại Hậu là người có cốt cách phi phàm. (Ảnh minh họa)
Đường đường là một hoàng hậu, chính thất của hoàng đế, Chu Đại Hậu không ngờ có ngày người em gái lại dan díu với chồng mình ngay trong thời gian mình lâm trọng bệnh. Họ không nghĩ tới căn bệnh, nỗi đau mà nàng đang trải qua, thậm chí còn ngang nhiên tiến đến mối quan hệ trái đạo lý.
Không vượt qua được nỗi u uất, Chu Đại Hầu quyết từ mặt chồng và em ruột. Trọng bệnh thêm tâm bệnh, không lâu sau đó, nàng qua đời.
Nỗi nhục ngàn đời không rửa sạch
Sau khi Chu Đại Hậu qua đời được 3 năm, Lý Dục liền lập Chu Gia Mẫn làm hoàng hậu mặc cho sự phản đối của các đại thần. Chu Gia Mẫn đã lên ngôi hoàng hậu, được gọi với tên Chu Tiểu Hậu để phân biệt với chị mình là Chu Đại Hậu.
Thế nhưng những chuyện trái luân thường đạo lý trên đời vốn khó mà kéo dài được lâu. Năm 976, Tống Thái Tổ - Triệu Khuông Dẫn đem quân chinh phạt Nam Đường. Lý Dục vốn không phải là người giỏi giang, nay lại ngày đêm chỉ quấn quýt bên Chu Tiểu Hậu nên đã phải quy hàng khi Triệu Khuông Dẫn đánh tới thành Kim Lăng.
Triệu Khuông Dẫn để thu phục lòng người đã ban cho cựu hoàng đế Lý Dục một chức quan nhỏ để sống quãng đời còn lại bên Chu Gia Mẫn. Song quả báo thực sự đến với cặp đôi Lý Dục - Chu Gia Mẫn sau khi Triệu Khuông Dẫn qua đời.
Mùa đông năm 976, Triệu Khuông Dẫn qua đời, em trai là Triệu Quang Nghĩa nối ngôi, lấy hiệu là Tống Thái Tông. Tống Thái Tông vốn đã để ý tới Chu Gia Mẫn từ lâu, sau khi lên ngôi bèn ép mỹ nhân bỏ chồng vào cung hầu hạ.
Chu Gia Mẫn không còn cách nào khác, đành phải tiến cung hầu hạ bạo chúa. (Ảnh minh họa)
Lý Dục đang từ người đứng đầu thiên hạ, nắm trong tay quyền lực nay bỗng trở thành một tên quan nhỏ, đến vợ cũng không giữ nổi nên đâm ra sầu bi. Ông đã sáng tác một bài thơ mang tên "Lãng đào sa lệnh" để gửi gắm nỗi lòng mình.
"Rả rích mưa tuôn
Lòng những đau thương
Vạt là không ấm suốt canh tàn.
Trong mộng nào hay mình ở trọ,
Chợt thấy vui tràn.
Một mình tựa lan can,
Bát ngát giang sơn,
Chia tay thì dễ, gặp lại khó khăn.
Nước trôi hoa rụng xuân qua đó,
Trời đất miên man".
Bài thơ này đã khiến Tống Thái Tông vô cùng tức giận, lập tức ra lệnh ban chết cho Lý Dục bằng một ly rượu độc. Lý Dục uống xong tứ chi co giật, chết trong đau đớn khốn cùng.
Số phận của Chu Gia Mẫn cũng không có gì hơn khi kết thúc cuộc đời ở tuổi 28 không rõ nguyên nhân và không một người thân bên cạnh. Đúng là trời xanh có mắt, gieo nhân nào gặt quả ấy!
Diệu Ly (Khám Phá)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.