Quá tự tin, lính Mỹ thua đau khi lần đầu chạm trán Đức Quốc xã

Thứ ba, ngày 01/08/2023 10:31 AM (GMT+7)
Sự chủ quan của tướng lĩnh và binh sĩ Mỹ đã khiến họ phải nhận cái giá rất đắt khi đối đầu với đội quân thiện chiến của “Cáo sa mạc” Erwin Rommel.
Bình luận 0
Quá tự tin, lính Mỹ thua đau khi lần đầu chạm trán Đức Quốc xã - Ảnh 1.

Theo tạp chí National Interest, mùa xuân năm 1942, bộ binh Mỹ hành quân đến Bắc Phi chuẩn bị cho chiến dịch mặt đất đầu tiên chống lại quân đội Đức Quốc xã. Binh lính Mỹ cảm thấy tự mãn vì trước Thế chiến II, họ chưa từng phải nếm trải thất bại nào nặng nề, ngoài trừ cuộc tập kích bất ngờ của Nhật Bản vào Trân Châu Cảng.

Quá tự tin, lính Mỹ thua đau khi lần đầu chạm trán Đức Quốc xã - Ảnh 2.

Lính Mỹ thời điểm tham gia Thế chiến II được trang bị tốt. Binh lính các nước phe Đồng minh phải ghen tỵ với họ. Binh sĩ Mỹ tin rằng có thể đánh bại quân đội phát xít Đức một cách không quá khó khăn.

Quá tự tin, lính Mỹ thua đau khi lần đầu chạm trán Đức Quốc xã - Ảnh 3.

Tuy vậy, quân đội Mỹ thiếu kinh nghiệm khi đối phó với quân đội Đức Quốc xã và phải hứng chịu thất bại nặng nề ngay trong chiến dịch trên bộ quy mô lớn đầu tiên.

Quá tự tin, lính Mỹ thua đau khi lần đầu chạm trán Đức Quốc xã - Ảnh 4.

Tháng 11/1942, bộ binh Anh và Mỹ đổ quân tại một số điểm dọc theo bờ biển Morocco và Algeria (lúc đó là thuộc địa của Pháp). Đáp lại, quân đội Đức Quốc xã đánh chiếm Tunisia và một số khu vực khác để bảo vệ Bắc Phi.

Quá tự tin, lính Mỹ thua đau khi lần đầu chạm trán Đức Quốc xã - Ảnh 5.

Nguyên soái Erwin Rommel, người được quân đội Anh đặt cho biệt danh “Cáo sa mạc”, chỉ huy quân đoàn Panzer 5, quân đội Đức Quốc xã đổ bộ lên Tripoli (thủ đô Libya) để ngăn chặn phe Đồng minh tiếp cận Tunisia.

Quá tự tin, lính Mỹ thua đau khi lần đầu chạm trán Đức Quốc xã - Ảnh 6.

Quân đội Mỹ vượt qua dãy núi Atlas và thiết lập một căn cứ tiền phương tại đèo Paid, một vị trí tuyệt vời để phân chia lực lượng phát xít Đức ở phía nam Tunisia và cắt đường cung cấp đến Tunisia. Quân đoàn Panzer 5 của Rommel gần như bị mắc kẹt giữa quân đội Mỹ ở phía nam núi Atlas và quân đội Pháp ở phía bắc.

Quá tự tin, lính Mỹ thua đau khi lần đầu chạm trán Đức Quốc xã - Ảnh 7.

Ngày 30/1/1943, sư đoàn Panzer 21 đụng độ quân đội Pháp ở đèo Paid. Quân đội Pháp sử dụng pháo 75 mm tấn công dữ dội gây thương vong nặng nề cho bộ binh Đức. Sư đoàn thiết giáp số 1 của Mỹ xung trận phá hủy một số xe tăng Đức và buộc quân đội phát xít phải rút lui.

Quá tự tin, lính Mỹ thua đau khi lần đầu chạm trán Đức Quốc xã - Ảnh 8.

Sư đoàn thiết giáp số 1 vội vã đuổi theo quân đội Đức và rơi vào ổ phục kích của các pháo chống tăng Đức. Gần như toàn bộ xe tăng của đơn vị bị pháo chống tăng Đức phá hủy.

Quá tự tin, lính Mỹ thua đau khi lần đầu chạm trán Đức Quốc xã - Ảnh 9.

Một lính quan trắc pháo binh gần địa điểm phục kích đã nói trong radio rằng: “Đó là sự hủy diệt. Họ tiến vào ngay giữa ổ phục kích của 88 khẩu pháo chống tăng. Tất cả những gì tôi có thể làm là đứng nhìn xe tăng bị tiêu diệt, những xe phía sau cố gắng để quay trở lại nhưng pháo của Đức bắn khắp nơi”.

Quá tự tin, lính Mỹ thua đau khi lần đầu chạm trán Đức Quốc xã - Ảnh 10.

Sư đoàn Panzer 21 tấn công trở lại vào đèo Paid, thương vong của bộ binh Mỹ trở nên trầm trọng bởi vì họ chỉ đào những rãnh cạn để ẩn nấp, trong khi họ cần phải đào hầm trú ẩn cá nhân. Xe tăng Đức dễ dàng nghiền nát các binh sĩ nấp dưới rãnh vì chúng quá cạn.

Quá tự tin, lính Mỹ thua đau khi lần đầu chạm trán Đức Quốc xã - Ảnh 11.

Sư đoàn thiết giáp số 1 nỗ lực phản công để chặn bước tiến của quân đội Đức nhưng không thành công. 3 vị trí phòng thủ chính đều bị tấn công dữ dội và tổn thất nặng nề. Sư đoàn thiết giáp số 1 buộc phải rút khỏi đèo Paid và lui về phòng thủ ở dãy núi Atlas.

Quá tự tin, lính Mỹ thua đau khi lần đầu chạm trán Đức Quốc xã - Ảnh 12.

Quân đội Đức Quốc xã tiếp tục tấn công dữ dội và lực lượng Đồng minh buộc phải co cụm về đèo Kasserine. Trận đánh then chốt ở đèo Kasserine diễn ra từ ngày 19-24/2/1943.

Quá tự tin, lính Mỹ thua đau khi lần đầu chạm trán Đức Quốc xã - Ảnh 13.

Lực lượng Mỹ và Pháp phòng thủ ở đèo Kasserine khá hùng hậu nhưng do thiếu kinh nghiệm trận mạc, phối hợp chiến thuật kém nên dễ dàng bị quân đội Đức quốc xã đánh bật ra khỏi vị trí phòng thủ ban đầu ở đèo Paid.

Quá tự tin, lính Mỹ thua đau khi lần đầu chạm trán Đức Quốc xã - Ảnh 14.

Tổn thất của phe Đồng minh ở trận đèo Kasserine rất lớn. Trong khoảng 30.000 người tham gia chiến dịch có 10.000 binh sĩ thiệt mạng, trong đó 6.500 lính Mỹ, 185 xe tăng bị phá hủy. Sau đó, quân đoàn II của Mỹ cùng với quân tiếp viện của Anh đã tổ chức phản công đánh chiếm lại vị trí đã thất thủ.

Quá tự tin, lính Mỹ thua đau khi lần đầu chạm trán Đức Quốc xã - Ảnh 15.

Nhưng sau thất bại ở trận đèo Kasserine, quân đội Mỹ buộc phải cải tổ lại tổ chức, thay thế chỉ huy, bổ sung thêm trang bị khí tài một cách sâu rộng. Thất bại sớm tại châu Phi giúp quân đội Mỹ nhận ra những thiếu sót để cải tổ và cuối cùng đã góp phần quan trọng trong việc đánh bại quân đội Đức Quốc xã qua cuộc đổ bộ lịch sử lên Normandy.

 

PV (Theo Kiến Thức)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem