|
Bộ trưởng Hà Hùng Cường |
Bộ trưởng Hà Hùng Cường cho biết: Dự thảo Luật trình ra Quốc hội lần này quy định cho Hà Nội có 18 cơ chế đặc thù, giảm 2 cơ chế đặc thù so với dự thảo trình ra Uỷ ban Thường vụ Quốc hội 2 tháng trước đây. Hai cơ chế đặc thù bị loại bỏ gồm: Cơ chế về thành lập hệ thống các cơ quan chuyên môn khác so với các tỉnh thành khác và điều kiện, chế độ tiền lương của các bộ công chức Hà Nội.
Dự thảo Luật Thủ đô nếu được thông qua sẽ là tiền đề để Chính phủ và Hà Nội ban hành các quy định siết chặt về quyền cư trú ở thủ đô. Điều này có trái với quyền tự do cư trú của người dân như trong Hiến pháp và Luật Cư trú?
- Luật Thủ đô ra đời là bổ sung cho các luật hiện hành để tạo ra cơ chế đặc thù, đáp ứng yêu cầu phát triển của thủ đô. Còn việc quản lý người nhập cư là cần thiết để tránh việc gia tăng dân số ở thủ đô, đặc biệt là nạn ùn tắc giao thông mà có người gọi là thảm họa. Hiến pháp quy định mọi người có quyền tự do cư trú theo quy định của pháp luật chứ không phải được cư trú khắp nơi. Vì vậy, không thể nói quy định về cư trú trong dự luật là trái với pháp luật.
Hiện nay, một người muốn nhập hộ khẩu Hà Nội có thể nhờ hộ khẩu của một gia đình đã có hộ khẩu; quy định như vậy là quá dễ dãi. Nếu luật được thông qua, Chính phủ có thể sẽ quy định theo hướng: Muốn nhập hộ khẩu vào thủ đô phải có công việc ổn định tại thủ đô, như vậy sẽ vững chắc hơn.
|
Nạn ùn tắc giao thông ở Hà Nội đang được coi là “thảm họa”, làm nhếch nhác bộ mặt thủ đô. |
Hiến pháp quy định, mọi người dân đều bình đẳng trước pháp luật, dự luật quy định người dân ở thủ đô phải chịu quy định khác, phải nộp các khoản phạt vi phạm hành chính cao hơn nơi khác. Như vậy có trái Hiến pháp?
- Nói là người dân thủ đô phải chịu tác động của luật là không phải mà phải hiểu là bất kỳ ai đến thủ đô cũng phải chịu tác động. Như vậy vẫn giữ nguyên tắc bình đẳng.
Người dân ở thủ đô được hưởng nhiều lợi thế mà cả nước đã đầu tư về đây nên nếu phải nộp một số tiền cao hơn cũng là hợp lý. Hơn nữa, các khoản thu cao hơn như thuế trước bạ đối với ô tô cũng không phải để thu tiền, mục đích chính nhằm hạn chế sở hữu ô tô cá nhân, tăng cường sử dụng phương tiện công cộng. Cái đó sẽ giúp giảm chi phí xã hội, có lợi cho sản xuất kinh doanh.
Dự thảo Luật Thủ đô được Chính phủ trình Quốc hội chiều 4-11 có quy định 18 nội dung đặc thù cho thủ đô trên các lĩnh vực y tế, giao thông, quy hoạch - kiến trúc, quản lý đất đai…Về phát triển kinh tế, dự thảo quy định: Phát triển kinh tế thủ đô bền vững theo hướng kinh tế tri thức; ưu tiên các ngành dịch vụ trình độ cao.
Luật Thủ đô nếu được ban hành dễ dẫn đến việc lạm dụng. Chẳng hạn, khi mức phạt vi phạm giao thông cao dễ dẫn đến thoả hiệp giữa CSGT và người vi phạm?
- Cuộc sống vẫn diễn ra các hiện tượng đó và chúng ta phải cảnh giác để phát hiện, khắc phục.
Theo dự luật, thủ đô được giữ lại 100% nguồn thu ngân sách vượt dự toán, điều này có gây áp lực cho ngân sách T.Ư khi phải chi phí cho rất nhiều dự án, chương trình?
- Điều này cũng được quy định trong Pháp lệnh Thủ đô trước đây và đã vận hành 10 năm nay chưa thấy vấn đề gì phát sinh. Tuy có một số ý kiến không thống nhất nhưng Chính phủ vẫn thấy cần thiết để tạo nguồn lực cho thủ đô phát triển. Cái quan trọng nhất trong luật này là tạo cho cơ chế chính sách đặc thù để Hà Nội tự tạo nguồn lực, đặc biệt là việc khai thác quỹ đất.
Xin cảm ơn ông!
Sỹ Lực (ghi)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.