Thông báo trên kênh truyền hình quân đội khẳng định t
hiết quân luật
được ban hành không có nghĩa là "một hành động đảo chính" mà "nhằm khôi phục lại hòa bình và trật
tự cho mọi người ở tất cả các bên".
Thông báo của quân đội cũng trấn an người dân Thái Lan rằng "người dân không cần hoảng sợ, lo lắng
mà hãy yên tâm sống và sinh hoạt bình thường".
Một binh sĩ Thái Lan đứng bên khẩu súng máy ở thủ đô Bangkok. Ảnh AP.
Trong khi đó, Cố vấn an ninh trưởng của tân Thủ tướng Thái Lan Niwattumrong Boonsongpaisan, ông
Paradorn Pattanatabut cho hay, quân đội đã không hề tham vấn chính phủ về việc áp đặt thiết quân
luật.
"Chính phủ lâm thời vẫn tồn tại với ông Niwattumrong giữ vai trò Thủ tướng tạm quyền. Mọi công
việc vẫn diễn ra bình thường ngoại trừ việc quân đội hiện nay nắm toàn quyền về vấn đề an ninh quốc
gia", ông Paradorn Pattanatabut nhấn mạnh.
Theo hiến pháp Thái Lan, quân đội có quyền ban bố và áp đặt thiết quân luật nhằm toàn quyền kiểm
soát an ninh trên toàn quốc trong trường hợp cấp thiết.
Tuy nhiên, động thái này có nguy cơ chọc giận
người biểu tình ủng hộ chính phủ nếu nó bị xem như
là một cuộc đảo chính.
Việc Tòa án Hiến pháp Thái Lan bãi nhiệm nữ Thủ tướng Yingluck Shinawatra hồi đầu tháng này tiếp
tục thổi bùng căng thẳng chính trị ở Thái Lan vốn đã luôn bất ổn trong suốt nhiều năm qua.
Phe "Áo Đỏ" ủng hộ bà đã cảnh báo nguy cơ nội chiến nếu quyền lực được chuyển giao vào tay một nhà
lãnh đạo không qua bầu cử, như yêu sách của phe đối lập.
Trong khi đó, người biểu tình chống chính phủ nhân cơ hội
nữ Thủ tướng Yingluck bị lật đổ ra sức
kêu gọi "một trận chiến cuối cùng" để lật đổ chính quyền.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.