Người đàn ông liều mình đứng chụp ảnh ngay gần dòng sông dung nham ở Hawaii.
Theo Daily Mail, một người đàn ông mặc quần đùi, áo phông thản nhiên đứng chụp ảnh dòng sông dung nham đã nhấn chìm khu rừng cây và thung lũng trong khu vực ở Quận Puna, Hawaii.
Chính quyền Hawaii cảnh báo người dân cần tránh xa khu vực núi lửa phun trào và dòng sông dung nham bởi khí độc lan tỏa ra ngoài có thể đe dọa đến sự sống con người.
Dòng sông dung nam nóng chảy quét qua một khu rừng ở Hawaii.
Bằng chứng là dòng dung nham phun trào từ núi lửa Kilauea trên Đảo Lớn ở Hawaii đã gây ra thương vong đầu tiên, khi đá nóng bắn ra và văng trúng chân một người đàn ông.
Nạn nhân sống tại vùng chịu ảnh hưởng của núi lửa này đã bị dập nát toàn bộ cẳng chân Janet Snyder - nữ phát ngôn viên của thị trưởng hạt Hawaii nói.
Dung nham nuốt trọn một tuyến đường ở Hawaii.
Các quan chức cho biết nham thạch bắn ra từ núi lửa có kích thước lớn ngang một chiếc tủ lạnh và ngay cả những mảnh nhỏ hơn cũng có thể gây chết người.
Vụ tai nạn diễn ra vào ngày dòng dung nham bắt đầu tràn qua một đường cao tốc và đổ ra biển. Dung nham và nước biển gặp nhau tạo ra đám mây hơi nước chứa đầy acid hydrochloric và các tinh thể thủy tinh có thể làm tổn hại da và mắt, đồng thời gây ra các vấn đề về hô hấp.
Hiện chưa rõ bao giờ tình hình ở Hawaii mới được cải thiện.
Dòng chảy dung nham hiện đã mở rộng tới 24 km về phía tây, nơi nham thạch đổ ra đại dương từ bờ biển phía nam Đảo Lớn, chạy song song với bờ, Wendy Stovall, nhà khoa học tại Cục Khảo sát Địa chất Mỹ nói.
Giới chức Hawaii cảnh báo luồng khí chứa chất độc hại có thể chuyển hướng nếu hướng gió thay đổi. Đài quan sát Núi lửa Hawaii cũng cho biết lượng khí sulfur dioxide đã tăng gấp ba lần trong một tuần qua.
Dòng sông dung nham thiêu rụi hàng loạt nhà cửa ở Hawaii.
Núi lửa Kilauea trên Đảo Lớn bắt đầu hoạt động trở lại hơn hai tuần trước, thiêu rụi hàng chục ngôi nhà, khiến hàng nghìn người phải sơ tán.
Joseph Kekedi, một người đàn ông sống cách nơi dung nham đổ ra biển 5km cảm thấy may mắn khi dung nham không tràn tới nơi ở của ông. Kekedi nói ông liên tục theo dõi thông tin và sẵn sàng rời khỏi khu vực nếu nhận được cảnh báo nguy hiểm.
Toàn cảnh dòng sông dung nham thiêu rụi một khu vực rộng lớn ở Hawaii.
"Thiên nhiên một lần nữa nhắc nhở chúng ta rằng ai mới là người làm chủ", Kekedi nói.
Kekedi cho biết, hầu hết hàng xóm của ông đều lạc quan. Những người bạn của ông từng mất hết nhà cửa khi dung nham tràn qua thị trấn Kalapana vào thập niên 1990, nhưng họ đã xây dựng lại cuộc sống.
Các nhà khoa học nói họ chưa biết bao giờ núi lửa ở Hawaii mới ngừng phun trào.
Lượng dung nham mới hơn, nóng chảy lan tỏa ngày càng nhanh so với trước. Các chuyên gia nói đó có thể là do núi lửa đã phun trào hết số dung nham tích tụ từ sau vụ phun trào cuối cùng năm 1955.
Cư dân ở Hawaii đang phải đối mặt với đợt phun trào núi lửa lớn, hàng ngàn người dân phải rời bỏ nhà cửa đi sơ...
Vui lòng nhập nội dung bình luận.