Quan Thắng

  • Trong tác phẩm Thủy Hử của Thi Nại Am, Quan Thắng được miêu tả là mãnh tướng có hữu sức mạnh vô song, mưu trí hơn người. Thế nhưng, có lẽ chẳng ai ngờ cuộc đời của ông lại kết thúc một cách lãng xẹt.
  • Không bỗng dưng mà Đại Đao Quan Thắng, một trong 36 Thiên Cang Tinh, người không có nhiều tiếng tăm như các anh hùng Lương Sơn Bạc khác, lại được đánh giá cao hơn Lâm Giáo đầu của 80 vạn quân.
  • Quan Thắng tên hiệu là Đại Đao là một nhân vật trong tiểu thuyết Thủy hử của Thi Nại Am. Ông là một trong 36 Thiên Cang Tinh, một trong Ngũ hổ tướng Lương Sơn Bạc. Đồng thời ông cũng là một nhân vật có thật trong lịch sử Trung Quốc.
  • Thủy Hử của Thi Nại Am có rất nhiều chương hồi nói về các mưu sâu kế hiểm của nghĩa quân Lương Sơn Bạc trong các trận đánh quan trọng. Và ấn tượng nhất, không nghi ngờ gì nữa, chính là kế Gián Điệp. Gián Điệp kế, cũng có thể hiểu là các hoạt động “Vô gian đạo” đã giúp quân Lương Sơn nhiều lần thu được thắng lợi to lớn.
  • Nhiều thế hệ độc giả Thủy Hử có quan điểm rằng, Tống Giang trí chẳng bằng Ngô Dụng, độ giàu có thì kém xa Sài Tiến, xuất thân lại tầm thường chẳng thể so bì với “trưởng giả bậc nhất Bắc Kinh” Lư Tuấn Nghĩa, võ nghệ thì dĩ nhiên đọ sao nổi với những tay hảo hán yêng hùng như Lâm Xung, Quan Thắng. Vậy mà họ Tống lại ngồi ghế cao nhất, đại đầu lĩnh Lương Sơn Bạc, mọi quyết sách của nghĩa quân đều nhất nhất tuân theo “Hô Bảo Nghĩa”, thì có bất công không chứ?
  • Đại đa số các nhân vật trong Thủy Hử truyện là do tác gia Thi Nại Am hư cấu mà thành. Nhưng trong nhóm 108 vị anh hùng hảo hán Lương Sơn Bạc, ít nhất 5 cái tên là những người có thật- được ghi chép trong chính sử thời Bắc Tống. Họ là ai?
  • Trong 108 vị anh hùng Lương Sơn Bạc, Đại Đao Quan Thắng chính là võ tướng có thứ hạng cao nhất, ngồi ghế thứ năm, chỉ dưới Đại đầu lĩnh Tống Giang, phó chủ trại Lư Tuấn Nghĩa, Quân sư Ngô Dụng và chuyên gia phép thuật Công Tôn Thắng. Nhóm “Ngũ Hổ tướng” Lương Sơn, Quan Thắng là người gia nhập “Bến nước” gần như sau cùng (chỉ trước Trương Thanh), nhưng được coi là đệ nhất, đảm nhiệm chức Hổ tướng Mã quân.
  • 108 vị anh hùng Lương Sơn Bạc, có 59 người tử trận trong cuộc chiến với Phương Lạp, 10 người ốm chết dọc dường, 3 người bị bọn gian thần mưu hại không lâu sau khi về triều nhậm chức (Tống Giang, Lư Tuấn Nghĩa, Lý Quỳ), thêm hai trường hợp tự vẫn theo là Hoa Vinh, Ngô Dụng. Tuy nhiên, có những đầu lĩnh phải đón nhận cái chết theo cách vô cùng… lãng xẹt. Đấy là những người không chết vì bị địch giết trong giao đấu, không chết vì bị phục kích ở các trận chiến, cũng chẳng mất mạng vì bị kẻ ác mưu hại…
  • Dân Việt từng có bài viết về một tướng bên Phương Lạp, từng trực tiếp và gián tiếp gây ra cái chết của tổng cộng 13 đầu lĩnh Lương Sơn Bạc trong phần Tục Thủy Hử (hậu Thủy Hử). Đó là “Tiểu Dưỡng Do Cơ” Bàng Vạn Xuân. Nhưng họ Bàng dù sao cũng dùng tên bắn hạ các anh hùng Lương Sơn chứ không phải là tay thực sự xuất sắc trong giao chiến trực tiếp. Xét về bản lĩnh võ nghệ, năng lực chiến đấu thì số một quân Phương Lạp chính là Nam Ly Đại tướng quân Thạch Bảo.
  • Ngũ Hổ Tướng của Lương Sơn Bạc bao gồm: Quan Thắng, Lâm Xung, Hô Duyên Chước, Tần Minh, Đổng Bình. Đứng đầu là Quan Thắng! Vậy phải chăng Quan Thắng giỏi hơn Lâm Xung nên được xếp đầu nhóm võ tướng của Lương Sơn Bạc?