Quảng Nam: Nhiều hợp tác xã "lột xác", doanh thu hàng tỷ đồng/năm

Trần Hậu - Trương Hồng Thứ sáu, ngày 01/05/2020 19:00 PM (GMT+7)
Kinh tế hợp tác (KTHT) và hợp tác xã (HTX) được xem là “bà đỡ” của nông dân và trụ cột của các xã trong phát triển kinh tế - xã hội, cũng như thúc đẩy Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM), vì vậy trong những năm qua tỉnh Quảng Nam rất quan tâm hỗ trợ để các lĩnh vực kinh tế này phát triển nhằm góp phần chuyển dịch lao động và tăng thu nhập cho bà con nông dân ở khu vực nông thôn.
Bình luận 0

Nhiều điểm sáng

Ông Ngô Tấn – Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Quảng Nam cho biết, những năm qua, tại tỉnh Quảng Nam, hoạt động khu vực kinh tế tập thể (KTTT), HTX đã có những chuyển biến tích cực, số lượng HTX tăng lên, doanh thu và thu nhập của người lao động trong HTX được cải thiện, chất lượng thành viên HTX được nâng lên.

Đặc biệt, phát triển theo mô hình HTX kiểu mới, nhiều HTX ở Quảng Nam đã “lột xác” và “thay da đổi thịt” để vươn lên mạnh mẽ.

img

Theo số liệu báo cáo năm 2019 của Ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM tỉnh Quảng Nam, tính đến 31/12/2019, trên địa bàn tỉnh Quảng Nam có 362 HTX đang hoạt động; trong đó có 288 HTX nông nghiệp.

Một trong những mô hình HTX hoạt động hiệu quả, tác động của HTX vào phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương phải kể đến HTX nông nghiệp Ái Nghĩa, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam. Đây là một trong những đơn vị có nhiều giải pháp phát triển theo HTX kiểu mới hiệu quả nhất hiên nay tại tỉnh Quảng Nam.

img

Với nhiều hoạt động sản xuất, kinh doanh hiệu quả mà lợi nhuận của HTX nông nghiệp Ái Nghĩa tăng đều qua các năm.

Được thành lập tháng 9/1979, đã chuyển đổi hoạt động theo Luật HTX năm 2012, HTX nông nghiệp Ái Nghĩa ngày càng có chuyển biến rõ rệt, mở ra nhiều ngành nghề kinh doanh có hiệu quả (sản xuất lúa giống, giết mổ gia súc, làm bánh tráng, dịch vụ vật tư nông nghiệp…), đáp ứng nhu cầu của thành viên và giải quyết được nguồn lao động tại địa phương.

“HTX đã tổ chức được nhiều dịch vụ phục vụ cho thành viên và người dân trên địa bàn như giết mổ tập trung, sấy lúa, thủy lợi, sản xuất lúa giống F1, thu mua lúa gạo, sản xuất và cung ứng bánh tráng... Với hoạt động hiệu quả nên lợi nhuận sản xuất, kinh doanh của HTX nông nghiệp Ái Nghĩa tăng đều qua các năm. Nếu như năm 2014 đạt 211 triệu đồng, năm 2015 là 241 triệu đồng và năm 2018 là 280 triệu đồng và năm 2019 tăng lên 300 triệu đồng...”, ông Tấn chia sẻ.

img

HTX nông nghiệp Điện Ngọc I, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam kinh doanh đa ngành nghề nên đã trở thành một trong những đơn vị có nhiều giải pháp phát triển theo HTX kiểu mới hiệu quả tại tỉnh Quảng Nam.

Trong khi đó, HTX nông nghiệp Bình Đào (Thăng Bình, Quảng Nam) là đơn vị tiên phong trong tích tụ rộng đất, thành công bước đầu của HTX nông nghiệp Bình Đào là đã triển khai được mô hình tích tụ ruộng đất, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm là cơ sở tiền đề để phát triển sản xuất nâng cao thu nhập, ổn định đầu ra cho nông sản địa phương.

img

Tổng hợp từ báo cáo của các địa phương, đến nay toàn tỉnh Quảng Nam có 138 xã đạt tiêu chí tổ chức sản xuất, chiếm 67,65% (tăng 17 xã so với năm 2018).

Ông Võ Tấn Sanh – Giám đốc HTX nông nghiệp Bình Đào cho biết, ngoài việc là đơn vị chủ lực thực hiện xây dựng thành công Chương trình OCOP cho địa phương, HTX còn quản lý các khâu dịch vụ nước sạch, lúa giống, thủy lợi, xây dựng, liên kết sản xuất… để phục vụ cho sản xuất và đời sống dân sinh của nhân dân. Hoạt động của HTX có hiệu quả và đang mở rộng các ngành nghề dịch vụ khác.

“Hiện này, HTX có 18 thành viên tham gia sản xuất, năm 2019 doanh thu của HTX đạt hơn 4 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 165 triệu đồng, điều đáng mừng là lợi nhuận năm sau luôn cao hơn năm trước. Từ đầu năm đến nay, mặc dù ảnh hưởng của dịch Covid-19 nhưng nhờ HTX kinh doanh nhiều dịch vụ nên hoạt động HTX vẫn ổn định…”, ông Sanh cho hay.

Tăng cả số lượng và chất lượng

Theo số liệu báo cáo năm 2019 của Ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM tỉnh Quảng Nam, tính đến 31/12/2019, trên địa bàn tỉnh Quảng Nam có 362 HTX đang hoạt động; trong đó có 288 HTX nông nghiệp, 16 HTX Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp, 14 HTX Giao thông vận tải, 3 Quỹ tín dụng nhân dân, 16 HTX Thương mại dịch vụ và 25 HTX thuộc các lĩnh vực khác.

Đến nay, toàn tỉnh có 138 xã đạt tiêu chí tổ chức sản xuất, chiếm 67,65% (tăng 17 xã so với năm 2018)...

img

Hiện nay, doanh thu bình quân của HTX tại Quảng Nam đạt khoảng 2.750 triệu đồng, lãi bình quân của HTX khoảng 98 triệu đồng.

Ông Ngô Tấn – Phó Giám đốc Sở NNPTNT, Chánh văn phòng Điều phối NTM tỉnh Quảng Nam cho biết, hiện nay, doanh thu bình quân của HTX khoảng 2.750 triệu đồng, lãi bình quân của HTX khoảng 98 triệu đồng. Tổng số thành viên của HTX là 112.962 người, tổng số lao động làm việc thường xuyên đồng thời là thành viên trong HTX là 3.800 người. Thu nhập trung bình của lao động làm việc thường xuyên trong HTX 35 triệu đồng/người/năm...

img

Nhiều HTX đã liên kết sản xuất lúa giống với các doanh nghiệp đã đem lại nguồn thu nhập lớn cho bà con nông dân.

Được biết, tại Quảng Nam, nhiều HTX hoạt động theo Luật HTX mới đã chủ động ổn định ngành nghề và mở rộng sản xuất, kinh doanh nên đem lại hiệu quả lớn. Tiêu biểu phải kể đến HTX nông nghiệp Điện Quang, HTX nông nghiệp Đại Hiệp, HTX nông nghiệp Điện Ngọc I... 

Theo ông Tấn, HTX là “linh hồn” của các xã trong phát triển kinh tế - xã hội, cũng như thúc đẩy Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM), vì vậy trong những năm qua tỉnh Quảng Nam rất quan tâm hỗ trợ để các THT, HTX phát triển để góp phần chuyển dịch lao động và tăng thu nhập cho bà con nông dân.

Từ khóa:
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem