Ba Lan có thể bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

V.N (Theo RT) Thứ ba, ngày 09/07/2024 16:06 PM (GMT+7)
Chính phủ Ba Lan cho biết các chi tiết của hiệp ước an ninh mới với Ukraine cần phải được làm rõ với khối NATO do Mỹ đứng đầu.
Bình luận 0
Ba Lan có thể bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine- Ảnh 1.

Một hiệp ước an ninh mới đã được ký kết giữa hai nhà lãnh đạo Ukraine và Ba Lan tại Warsaw hôm 8/7. Phát biểu sau khi ký, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết, hiệp ước có các điều khoản cho phép Ba Lan bắn hạ tên lửa và máy bay không người lái của Nga trong không phận Ukraine.

Chính phủ Kiev đã và đang thực hiện các hiệp định an ninh song phương với các quốc gia thành viên NATO trong nhiều tháng qua, thay vì chính thức gia nhập khối quân sự do Mỹ lãnh đạo này.

Theo truyền thông Ukraine, ông Zelensky cho biết, thỏa thuận "cung cấp sự phát triển một cơ chế (để Ba Lan) bắn hạ tên lửa và máy bay không người lái của Nga bắn vào không phận Ukraine về hướng Ba Lan".

Ông nói thêm rằng Warsaw và Kiev "sẽ hợp tác cùng nhau để tìm ra cách chúng tôi có thể nhanh chóng thực hiện điểm này" của thỏa thuận.

Theo truyền thông Ba Lan, ông Tusk xác nhận sự tồn tại của điều khoản này nhưng cho biết nó chỉ "cho thấy sự cần thiết phải đàm phán về vấn đề này".

Thủ tướng Ba Lan nói thêm: "Chúng tôi cần sự hợp tác rõ ràng trong NATO ở đây, bởi vì những hành động như vậy đòi hỏi phải có trách nhiệm chung của NATO", Thủ tướng Ba Lan nói thêm, đồng thời giải thích rằng trước tiên, cả Ba Lan và Ukraine cần có được "dấu ấn" đoàn kết quốc tế.

"Chúng tôi sẽ mời các đồng minh NATO khác tham gia cuộc trò chuyện này. Vì vậy, chúng tôi coi vấn đề này là nghiêm túc nhưng vẫn chưa được hoàn thiện", ông Tusk nói, theo Đài phát thanh RMF24 của Ba Lan.

Trong vài tháng vừa qua Zelensky đã yêu cầu NATO bắn hạ các tên lửa đang bay tới của Nga. Ông đã so sánh nó với những gì Mỹ và Anh đã làm cho Israel vào giữa tháng 4, trong một cuộc bắn phá trả đũa của Iran, và lập luận rằng việc NATO làm như vậy không liên quan trực tiếp đến khối này trong cuộc xung đột.

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg, đã trả lời vào thời điểm đó: "NATO sẽ không trở thành một phần của cuộc xung đột". Ông nói thêm: "Không có kế hoạch gửi quân NATO tới Ukraine hoặc mở rộng lá chắn phòng không của NATO tới Ukraine".

Trong khi các quan chức Mỹ và EU bác bỏ sự so sánh của Zelensky với Israel, họ đã đồng ý với những điều khác mà ông yêu cầu, từ việc bổ sung thêm các bệ phóng tên lửa và tên lửa Patriot cho đến việc cho phép Ukraine sử dụng vũ khí mà họ cung cấp để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga.

Trong chuyến thăm Warsaw, Zelensky cũng tuyên bố rằng Ba Lan sẽ xây dựng, huấn luyện và trang bị cho một 'Quân đoàn Ukraine' gồm các tình nguyện viên. Ông nói thêm: "Mọi công dân Ukraine quyết định gia nhập quân đoàn sẽ có thể ký hợp đồng với lực lượng vũ trang Ukraine".

Thủ tướng Ba Lan Tusk không bình luận về hoạt động của quân đoàn, nhưng nói rằng mỗi từ trong hiệp ước an ninh đều có ý nghĩa gì đó và đó là về "những cam kết chung thực tế chứ không phải những lời hứa suông".

Từ khóa:
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem