Thưa ông, Bộ luật Hình sự sửa đổi lần đầu tiên “hình sự hóa” các vi phạm trong lĩnh vực BHXH. Ông kỳ vọng gì với những quy định này?
- Đây là chế tài rất mạnh để nâng cao tính tuân thủ chính sách về BHXH, BHYT, bảo vệ quyền lợi của người lao động, người dân. Cơ quan BHXH cũng không mong muốn các đơn vị, tổ chức, cá nhân nào đó vi phạm đến mức phải áp dụng các chế tài để xử phạt, tuy nhiên, nếu tổ chức, cá nhân nào cố tình vi phạm cần phải được xử lý thích đáng. Bộ luật Hình sự sửa đổi quy định rất rõ ràng về các hành vi gian lận, trục lợi, trốn đóng và mức xử phạt có thể lên tới hàng tỷ đồng, thậm chí có thể bị giam giữ từ 7-10 năm tù. Do đó, chúng tôi kỳ vọng thông qua tuyên truyền những quy định xử phạt hành vi trốn đóng, nợ đóng được quy định trong Luật Hình sự sẽ có tác dụng răn đe, cảnh tỉnh những cá nhân, tổ chức nào vẫn còn vi phạm chính sách BHXH, BHYT.
Chế tài mạnh sẽ nâng cao sự tuân thủ chính sách bảo hiểm xã hội. Ảnh: D.L
Theo ông, cần phải làm gì để Luật có thể áp dụng được vào thực tế?
Năm 2017, cả nước có trên 13,5 triệu người lao động tham gia BHXH bắt buộc và gần 250.000 người tham gia vào BHXH tự nguyện... ”.
Ông Phạm Lương Sơn
|
- Luật Hình sự chỉ quy định các hành vi sẽ được xử lý bởi chế tài. Tuy nhiên cần phải có các hướng dẫn cụ thể hơn, giống như cái thước đo để xem xét tổ chức, cá nhân vi phạm đến đâu thì được coi là lạm dụng, vi phạm đến đâu là gian lận, đến mức nào thì là trục lợi. Khi đã có các quy định cụ thể rồi thì cứ căn cứ vào đó để xử lý. Trên thực tế cũng có những hành vi mà có thể do nhận thức khác nhau thì chỉ ở mức lạm dụng thôi khiến mức độ thụ hưởng không hợp lý thì tôi nghĩ rằng rất cần có sự vào cuộc của các bộ ngành quản lý nhà nước, phụ trách chuyên môn nghiệp vụ như Bộ Y tế, Bộ LĐTBXH.
Thời gian qua, BHXH Việt Nam cũng đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm hạn chế các hành vi trục lợi BHXH, BHYT, cân đối quỹ thành công. Ông có thể phân tích cụ thể hơn?
- Năm qua, ngành BHXH Việt Nam đã thành công trong việc cân đối 2 quỹ BHXH và BHYT. Để có được thành công này trước tiên phải nói đến việc BHXH đã ứng dụng thành công Hệ thống giám định thông tin điện tử BHYT sau này là có cả hệ thống giám sát chi phí khám chữa bệnh BHYT. Nó vừa giúp cơ quan BHXH kiểm soát được chi phí vừa giúp cho các cơ sở y tế khám chữa bệnh hiệu quả hơn nhờ biết được lịch sử khám chữa bệnh của người bệnh để đưa ra những chỉ định không trùng lặp, hạn chế bị xuất toán, đồng thời giúp người bệnh kiểm soát được chi phí y tế của mình. Trong thời gian qua, nhờ có Hệ thống giám định tự động mà BHXH các cấp đã từ chối và cảnh báo cỡ 3.000 tỷ đồng.
Xin cảm ơn ông!
Vui lòng nhập nội dung bình luận.