Rau rừng đặc sản
-
“Trăng đã dậy rồi khơi bếp hồng lên nhé. Lá bép rau rừng thêm thắm tình anh nuôi...”. Những ca từ giàu hình ảnh và cảm xúc trong ca khúc “Nổi lửa lên em” của nhạc sĩ Huy Du (1926-2007) đã gieo ấn tượng sâu đậm trong nhiều thế hệ từ thời kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đến nay.
-
Xuân sang, cây cối đâm chồi, nảy lộc cũng là mùa thu hái các loại rau rừng ở miền non nước tỉnh Cao Bằng. Những loại rau rừng ở Cao Bằng như: măng rừng, rau ngót rừng, rau dạ hiến (bò khai), rau dớn...nếu ai đã từng thưởng thức dù chỉ một lần sẽ khó quên được hương vị của những lá, hoa rừng đặc trưng nơi đây.
-
Trước đây, măng sặt chủ yếu mọc tự nhiên trong rừng, hiện nay được người dân Yên Bái quy hoạch trồng thành vùng, tập trung chủ yếu ở các huyện, thị: Văn Chấn, Nghĩa Lộ, Trạm Tấu. Măng sặt được nhiều người ưa chuộng bởi có thể chế biến thành nhiều món ăn như: luộc, om, xào, nướng…Và đây là loại "rau rừng” giàu dinh dưỡng...
-
Rau sắng, một thứ rau rừng đặc sản, tưởng như chỉ có ở vùng Hương Sơn (huyện Mỹ Đức – Hà Nội) – nơi nổi tiếng với lễ hội chùa Hương. Thế nhưng, vài năm trở lại đây, loại rau ăn ngọt như mì chính này lại được một nông dân thuần hóa, trồng thành công trên đất vườn đồi ở xã Gia Lâm, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình.
-
Măng loi là giống măng đặc sản chỉ có ở núi rừng Tân Kỳ (tỉnh Nghệ An), với hương vị đặc trưng thanh ngọt, lành tính nên được nhiều người ưa chuộng và tìm mua. Hiện đang là mùa măng loi, người dân thu hoạch đến đâu được thương lái thu mua hết tới đó nên bà con cũng có thu nhập khá.
-
Giao mùa giữa mùa xuân và mùa hạ là thời điểm cho những loại rau đặc sản của miền núi như rau cải Sú pi ở Cao Bằng, cải ngồng ở Lạng Sơn, mầm đá và ngó xuân ở Sa Pa (Lào Cai) phát triển tốt và ngọt lịm. Mua các loại đặc sản này ở Thủ đô không còn là vấn đề khó nữa vì các cửa hàng thực phẩm sạch đã nhập về.