Vào thời kỳ thế chiến II, chàng trai Phan Liêm, 24 tuổi, người Trung Quốc quyết tâm lên một chiếc tàu của người Anh để học việc, hy vọng có thể học tập được tri thức hàng hải tiên tiến, sau đó quay về giúp đất nước.
Thế nhưng, Phan Liêm không ngờ, những kiến thức đó đã cứu anh một mạng khi bị lênh đênh trên biển.
Tháng 11.1942, Phan Liêm cùng 52 thủy thủ trên chiếc tàu Ben Lemmond di chuyển từ Cape Town, Nam Phi đến South Suriname ở Nam Mỹ. Đến sông Amazon, con tàu bị quân Đức phát hiện và đánh chìm. Phan Liêm kịp bắt lấy một chiếc áo phao cứu sinh.
Ngoại trừ Phan Liêm, tất cả các thuyền viên đều tử nạn. Anh tìm được một bè thoát hiểm khẩn cấp có khay đựng bánh quy, socola, một ít đường, nước ngọt, một ít dụng cụ đánh lửa và đèn pin.
Phan Liêm cẩn thận, chỉ ăn rất ít để duy trì. Bơi không giỏi nên anh tự buộc mình vào chiếc bè.
Lênh đênh trên biển mãi, Phan Liêm buộc phải tìm cách để săn bắt cá để sinh tồn. Không có dụng cụ, Phan Liêm tháo rời đèn pin, dùng vải bạt, dùng dây có sẵn để làm thành dụng cụ bắt cá.
Trong thời gian này, Phan Liêm cũng từng đụng độ cá mập. Bản năng sinh tồn khiến anh bất chấp sợ hãi, thành công đánh bắt một con cá mập, dựa vào thịt cá mập, sống sót thêm một đoạn thời gian.
Cứ thế, 133 ngày lênh đênh trên biển, thân thể của anh từ từ suy nhược. Phan Liêm ngã bệnh và còn bị cháy nắng khủng khiếp.
Mãi cho đến khi ba ngư dân người Brazil tìm thấy Phan Liêm, anh mới được cứu giúp.
Sau khi được cứu, Phan Liêm phải nằm trong bệnh viện khoảng 4 tuần. Khi đó, nhà vua George VI của nước Anh đã nghe về câu chuyện phiêu lưu của Phan Liêm. Nhà vua tặng cho ông huy chương của đế quốc Anh và kinh nghiệm sống sót của Phan Liêm trong 133 ngày lênh đênh trên biển được đưa vào sách của Hải quân Hoàng gia Anh như một hướng dẫn sống còn quan trọng trong hàng hải.
Sau thế chiến II, Phan Liêm di cư sang Mỹ sinh sống. Nhờ kinh nghiệm huyền thoại của mình, anh nhập cư vào Mỹ thuận lợi, cũng nhận được một khoản trợ cấp đặc biệt.
Đến ngày 4.1.1991, Phan Liêm qua đời tại nhà riêng ở Brooklyn, New York, thọ 72 tuổi. Ông được mọi người tôn vinh là "Robinson của Trung Quốc". Tuy nhiên, trước khi chết, ông nói: "Tôi hy vọng không ai phá vỡ kỷ lục thế giới này", bởi vì theo ông, cảm giác một mình lênh đênh giữa đại dương, không thấy bờ, không thấy đất liền là một cảm giác tuyệt vọng đến cùng cực, vô cùng đáng sợ.
Kiều Dụ (Kiến Thức)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.