Nếu như bạn là một người mắc chứng sợ búp bê, thì có lẽ những hình ảnh bên dưới sẽ khiến bạn ám ảnh cả tuần. Rất nhiều người mắc một nỗi sợ vô hình có tên sợ búp bê, sợ hình nhân, tượng sáp, rối, rô-bốt mô phỏng lại người, và đặc biệt là những con rối nói tiếng bụng.
Một số lý giải khoa học cho rằng nỗi sợ hãi ấy đã ăn vào gen, vì con người vốn ám ảnh với cái chết. Vì những con búp bê, rối gỗ khá giống với xác chết: đều bát động, vô hồn, nhưng lại rất giống con người.
Tuy vậy với rối gỗ nói tiếng bụng, nỗi sợ này hoàn toàn hợp lý. Bởi chúng không chỉ biết ngồi im và nhìn chằm chằm mà chúng có thể sử dụng để mô phỏng lại con người, từ nói chuyện, di chuyển, nháy mắt, cười cho đến hát. Nghệ thuật nói tiếng bụng đã phát triển từ rất lâu, và nỗi sợ những con rối này cũng vậy.
Những con rối tiếng bụng bị ám trở nên nổi tiếng sau bộ phim "Silence Dead", vốn lấy cảm hứng từ một truyền thuyết về rối tiếng bụng ngoài đời. Chuyện kể rằng, Mary Shaw là một phụ nữ không thể có con. Vậy nên thay vào đó, bà ta đã sưu tầm những con rối, búp bê.
Theo truyền thuyết này, Mary Shaw từng là một nghệ sĩ nói tiếng bụng, thường biểu diễn ở các lễ hội và hội chợ ở đầu thập kỷ 40 của thế kỷ trước. Một ngày, khi Mary đang biểu diễn trên sân khấu cùng con rối ưa thích của bà ta, Guinol, thì một cậu bé ngồi hàng ghế khán giả cất to giọng giễu cợt bà ta, làm Mary rất tức giận và xấu hổ.
Vài tuần trôi qua, cậu bé kia đột nhiên mất tích. Mọi người trong thị trấn đều đi tìm cậu bé, tin rằng Mary có liên quan tới vụ mất tích này. Buổi tối, đàn ông trong thị trấn tới tìm Mary và ép bà phải nhận tội, mặc dù Mary hoàn toàn vô can. Nhưng không ai tin bà cả, và thế là họ đã đâm bà bằng một con dao. Khi Mary gào thét van xin, họ cắt lưỡi bà ra và bỏ mặc bà cho tới chết.
Khi qua đời tại chính căn nhà của mình, xung quanh Mary toàn những con rối gỗ. Theo ý nguyện của bà ta, người mai táng đã chôn bà cùng những con rối nói tiếng bụng. Vài ngày sau đó, hồn ma Mary bắt đầu quay trở lại để giết chết từng người liên quan tới vụ án mạng của mình, thậm chí người thân và con cháu họ.
Tất cả những nạn nhân trước khi chết đều thường xuyên tỏ ra sợ hãi vì nhìn thấy những con rối gỗ xuất hiện trong nhà. Khi chết, lưỡi họ đều bị cắt giống như Mary.
Ngày nay, có cả một bảo tàng dành cho những con rối gỗ không còn được sử dụng nữa, sưu tầm từ nhiều vùng khác nhau. Bảo tàng này chứa rất nhiều rối nói tiếng bụng, chủ của chúng thường đã chết. Bên cạnh những con rối gỗ được đặt cạnh nhau trong phòng là vô số ảnh chụp chúng với các nghệ sĩ nói tiếng bụng.
Có những nhà sưu tầm rối gỗ rất thích "chơi lớn", chẳng hạn như William S.B. Ông ta bắt đầu sưu tầm rối trong suốt 60 năm, và chết khi đã sở hữu hơn 500 con.
Những con rối gỗ nói tiếng bụng trở thành niềm cảm hứng vô tận cho phim ảnh kinh dị, thậm chí là game. Chẳng hạn như loạt phim Saw, Silence Dead, Toy Story 4, hay game Emily wants to play.
PV (Trí Thức Trẻ)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.