Rợn người với những hình thức mai táng kỳ dị

Thứ hai, ngày 04/05/2015 10:00 AM (GMT+7)
Một trong những hủ tục của người Yanomami còn tồn tại đến ngày nay là tục ăn, uống tro cốt của người chết.
Bình luận 0
img
Ở một số vùng nông thôn của Philippines và Trung Quốc từng xuất hiện một hình thức mai táng khá cổ xưa, đó là: treo quan tài trên vách đá. Người ta cho rằng vách núi hay hang động trên cao là nơi yên tĩnh, thích hợp để linh hồn yên nghỉ. Từ trên cao, người chết có thể ngắm nhìn trời xanh, sông núi, cách biệt với sự ồn ào của nhân gian. 
img
Người ta còn tin rằng, quan tài được huyền táng ở những nơi hiểm trở sẽ không bị ai phá hoại, không bị nước ngấm, không bị thối rữa, thi thể người chết sẽ được bảo lưu mãi mãi. Cũng theo quan niệm của họ, vị trí càng cao càng được thể hiện sự tôn kính. 
img
Thuật tự ướp xác từng được thực hiện bởi các nhà sư Phật giáo ở miền Bắc Nhật Bản vào giữa thế kỷ thứ 11 và 19. Quá trình tự ướp xác trải qua nhiều bước nghiêm ngặt và đau đớn. Trong 1000 ngày đầu tiên, họ có chế độ ăn đặc biệt gồm hạt và trái cây, thực hiện nhiều hoạt động thể chất để đẩy chất béo ra khỏi cơ thể.
img
Ở giai đoạn gần cuối, các nhà sư chỉ ăn vỏ cây và rễ cây, đồng thời bắt đầu uống trà độc làm từ nhựa cây Urushi, gây nôn mửa và nhanh chóng làm mất các chất dịch của cơ thể. Chất độc đóng vai trò như một chất bảo quản, hạn chế vi khuẩn có thể làm phân hủy cơ thể.
img
Sau khoảng sáu năm, các nhà sư tự nhốt mình trong một ngôi mộ bằng đá chỉ lớn hơn cơ thể một chút và đi sâu vào trạng thái thiền định, trong tư thế ngồi thiền "hoa sen" cho đến khi qua đời.
img
Trên đảo Fiji tồn tại một hủ tục vô cùng đáng sợ: Khi một người đàn ông chết đi, người vợ sẽ bị bức chết theo anh ta bằng cách thắt cổ. Người dân trên đảo tin rằng người chết sẽ được bao quanh bởi những người thân yêu ở thế giới bên kia.
img
Người Tây Tạng có một tục lệ khá rùng rợn mang tên "thiên táng". Theo đó, người chết không được chôn, cơ thể bị cắt nhỏ, xương cũng bị đập tan, để đàn kền kền trên núi cao sà uống ăn. Người Tây Tạng tin rằng, nghi lễ thiên táng này giúp con người trả lại phần tồn tại vật chất cho thiên nhiên bao la.
img
Hủ tục ăn thịt người chết để tỏ lòng tôn kính đối với người đã khuất nghe có vẻ kì dị nhưng đó là sự thật trong đời sống của người Wari ở rừng Amazon. 
img
Người Wari không tiến hành chôn cất người chết bởi họ cho rằng như vậy là phạm tội bất hiếu khi con cháu đem thân xác người chết chôn xuống đất ẩm ướt, bẩn thỉu, lạnh lẽo, đầy côn trùng, để cho xác thối rữa. Họ chọn cách ăn thịt người đã chết để "giữ mãi linh hồn và trí tuệ của người chết ở thân xác của người sống".
img
Những người dân bản địa của Autralia đưa những người chết lên trên cây. Giống như với các tín đồ của thần lửa, họ nhờ tới thời tiết và động vật trong rừng để phân hủy xác của những người thân của mình.
img
Những người theo đạo Zoroastrian quan niệm rằng xác người chết là một trong những vật không trong sạch, ô uế. Họ tin rằng, khi linh hồn một người chết vừa rời khỏi cơ thể thì những con quỷ ăn xác sẽ lập tức nhập vào xác này và làm ô uế mọi thứ xung quanh bằng tà khí.
img
Vì thế để ngăn ngừa sự lây nhiễm của quỷ ăn xác, xác người chết phải được đặt lên tầng cao nhất của một ngọn tháp, tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và các loài chim ăn thịt, thông qua cách này quá trình thối rữa của xác chết cũng tà khí của quỷ dữ sẽ được thanh tẩy và ngăn ngừa hoàn toàn. 
img
Khi đào đường hầm xe điện ngầm tốc độ cao Crossrail tại London, các công nhân xây dựng đã phát hiện ra một nơi chôn cất các nạn nhân bệnh dịch hạch thế kỷ XV - một đại dịch đã gây ra cái chết của hàng chục triệu người, chiếm 1/3 dân số châu Âu.
img
Bộ tộc Yanomami sống trong các rừng nhiệt đới ở vùng núi phía Bắc Brazil và miền Nam Venezuela. Một trong những hủ tục của người Yanomami còn tồn tại đến ngày nay là tục ăn, uống tro cốt của người chết mà không một chút mảy may lo sợ.
img
Sati là một tục lệ được thực hiện bởi các tín đồ theo đạo Hindu ở Ấn Độ. Theo đó, khi người chồng qua đời và được đem đi hỏa táng, góa phụ phải tự nhảy vào giàn thiêu theo chồng. Nhiều biến thể của tục lệ còn được lưu truyền đến ngày nay trong đó có cả việc ép buộc, dìm chết người góa phụ đáng thương.
img
Trong phim ảnh , các Samurai thất trận thường chọn cách tự sát bằng mổ bụng. Nhìn qua thì rất kinh hãi nhưng ít ai biết được rằng, mổ bụng cũng là nghi lễ trang trọng nhằm bảo toàn danh dự cho Samurai. Nghi lễ tự sát, được gọi là “hara-kiri” hay Seppuku , bắt đầu với việc Samurai sẽ đi tắm để cơ thể được thanh tịnh, sạch sẽ. Họ sau đó mặc một chiếc áo choàng trắng và ăn bữa ăn yêu thích của mình. 
img
Ở Melanesia, cư dân của quần đảo Trobriand chôn người chết đến hai lần. Đầu tiên, họ chôn những người chết xuống đất, sau một thời gian, họ lại đào lên và dùng xương để làm thành các vật dụng gia đình như thìa (muỗng), hay các đồ dùng khác.
Thanh Tuấn (Tổng hợp)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem