Dọc bờ Kênh Bắc thuộc đường Nguyễn Sỹ Sách (TP Vinh, Nghệ An) có hai con rồng bằng cây xanh.
Chiều dài mỗi "con rồng" ở TP Vinh khoảng 30 m, điểm cao nhất khoảng 3 m.
Hai "con rồng" được uốn bằng nhiều cụm cây xanh đặt trong khuôn viên cạnh quốc lộ 18A, dưới chân cầu Bãi Cháy (TP Hạ Long, Quảng Ninh).
Mỗi "con rồng" ở TP Hạ Long cao hơn 2 m, dài khoảng 15 m. Đầu rồng hướng vào nhau, ở giữa là một cụm cây xanh cao hơn 2 m, được uốn giống quả hồ lô đựng rượu.
"Con rồng" ở TP Hạ Long có bộ răng nhọn màu trắng.
Tại 2 dải phân cách ở đường Võ Nguyên Giáp (TP Đồng Hới, Quảng Bình) có 8 "con rồng" bằng cây dương màu xanh. Mỗi con dài khoảng 20 m, cao gần 2 m.
Nhiều người dân ở TP Đồng Hới cho rằng "con rồng" quá xấu và đăng hình lên mạng xã hội với các bình luận trái chiều. Ông Võ Trọng Thân (xã Bảo Ninh, TP Đồng Hới) nói "con rồng này tuy hình thù hơi khác sách vở, nhưng tôi thấy chấp nhận được vì rồng thiết kế theo kiểu đầu lân, đuôi rồng".
Theo lãnh đạo Trung tâm Công viên cây xanh TP Đồng Hới, 8 mô hình rồng cây xanh trên đường Võ Nguyên Giáp không được đẹp mắt vì đang trong quá trình tạo hình, chưa hoàn thiện.
Đầu tháng 1.2017, 2 con rồng bằng cây xanh giữa đường Lê Hồng Phong (TP Hải Phòng) bị dán hoa nhựa phủ kín khiến nhiều người dân cho rằng loè loẹt, phản cảm.
Lãnh đạo TP Hải Phòng sau đó đã yêu cầu đơn vị trang trí dỡ bỏ hoa giả, trả lại nguyên trạng hình rồng được cắt tỉa bằng cây xanh.
Theo hoạ sĩ Lê Thiết Cương, rồng là linh vật biểu tượng cho quyền lực của vua chúa thời phong kiến, mỗi thời kỳ có sự khác nhau. Tùy theo vùng miền có thể chọn con rồng thời nào để trang trí mang đậm văn hóa Việt. Hải Phòng là quê gốc của nhà Mạc nên có thể chọn con rồng thời Mạc, gọi là rồng yên ngựa, còn trang trí hình rồng ở Hà Nội thì nên chọn biểu tượng rồng thời Lý.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.