Rừng bị tàn phá
-
Anh trai gọi điện hồ hởi hỏi “Trên đấy có ươi không? Ở nhà đến mùa ươi rồi đấy. Năm nay ươi nhiều, bọn thanh niên trong buôn mình rủ nhau “đi ươi” hết trơn rồi”, chỉ thế thôi mà tôi thao thức cả đêm.
-
Nhiều ha rừng phòng hộ tại xã Đa Phúc (huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình) bị đốn hạ để sử dụng làm trang trại. Sự việc xảy ra nhiều năm nay vẫn chưa được xử lý triệt để khiến người dân bức xúc.
-
Trạm quản lý bảo vệ rừng Chà Vàl và kiểm lâm địa bàn bị khởi tố, bắt tạm giam 4 tháng về tội Thiếu trách nhiệm trong quản lý bảo vệ rừng.
-
Liên quan đến vụ phá rừng ở Gia Lai, Hạt trưởng Hạt kiểm lâm huyện Chư Păh và 2 kiểm lâm địa bàn bị xử lý kỷ luật khiển trách. Vụ phá rừng này cũng đã được khởi tố, chuyển hồ sơ sang cơ quan công an tiếp tục điều tra.
-
Sau hàng loạt vụ phá rừng xảy ra trên địa bàn, UBND tỉnh Quảng Nam đã có công văn “nóng” chỉ đạo các ngành chức năng vào cuộc bảo vệ rừng. Nhất là lực lượng kiểm lâm phải ký cam kết không tiếp tay, bao che cho lâm tặc hoặc xin nghỉ hưu sớm nếu sức khỏe không tốt.
-
Mỗi lần báo chí phản ánh phá rừng, ông Lê Trí Thanh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam dù bận đến mấy cũng băng rừng để kiểm tra, chỉ đạo xử lý. Mới đây trong chuyến thị sát cánh rừng phòng hộ Sông Kôn, huyện Đông Giang, khi tận mắt thấy rừng bị tàn phá, ông Thanh đau xót: “Cứ mỗi lần nhìn những cây rừng bị phá, tôi có cảm giác như máu mình đổ xuống”.
-
Liên quan đến vụ 189 cây pơ mu quý hiếm bị đốn hạ, lãnh đạo Bộ đội Biên phòng Nghệ An đã khiển trách về Đảng quyền Trưởng đồn biên phòng Tam Hợp - nơi để xảy ra vụ phá rừng.
-
Sau 6 năm nhận dự án, chủ đầu tư gần như không triển khai. Hàng chục ha rừng tự nhiên trong dự án đứng trước nguy cơ bị xóa sổ. Người dân nghi vấn về việc rừng bị tàn phá do người của chủ đầu tư là Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Lâu Đài.