Vụ việc xảy ra vào sáng 29.5 tại cầu đường sắt Bình Lợi (đoạn giáp ranh quận Bình Thạnh và Thủ Đức, TP.HCM).
Chiếc sà lan hàng trăm tấn kẹt cứng dưới cầu sắt Bình Lợi cũ khiến giao thông các tuyến đường sắt, đường bộ, đường thủy “tê liệt”.
Lúc 6h30, chiếc sà lan nặng hàng trăm tấn lưu thông trên sông Sài Gòn hướng từ TP.HCM về Bình Dương. Khi vừa tới cầu Bình Lợi, mực nước sông dâng cao khiến phần đầu của chiếc sà lan dính cứng dưới gầm cầu sắt.
Ngay sau khi sự cố xảy ra, chủ sà lan đã điều một chiếc sà lan khác đến bơm nước vào sà lan gặp nạn nhằm cho sà lan này chìm thấp xuống nhưng bất thành.
Sau sự cố, chủ sà lan điều một chiếc sà lan khác đến bơm nước vào để hạ chiếc sà lan gặp nạn xuống nhưng không thành
Nhiều móc neo của chiếc sà lan vướng vào các thanh sắt dưới chân cầu, công nhân phải dùng máy hàn cắt các mỏ neo sắt.
Nhân viên gác cầu, lực lượng cảnh sát giao thông đường bộ, đường thủy, Cảng vụ hàng hải, lực lượng cứu hộ cứu nạn Cảnh sát PCCC TPHCM có mặt “giải cứu” chiếc sà lan. Lực lượng chức năng chặn tất cả các phương tiện đường bộ, đường thủy qua đây. Tuyến đường sắt được phong tỏa. Nhiều thợ hàn phải cắt các trụ neo của chiếc sà lan vướng vào trụ cầu.
Đến 9h15, chiếc sà lan được “giải cứu”. Lực lượng chức năng giám định va chấn và ảnh hưởng của vụ va chạm đến kết cấu của cầu Bình Lợi.
Trước đó, ngày 1.4.2015 và ngày 4.12.2013, một chiếc tàu chở dầu và một chiếc sà lan chở cát cũng đã bị mắc kẹt tại cầu Bình Lợi nhiều giờ đồng hồ.
Cầu đường sắt Bình Lợi được xây dựng và hoàn thành năm 1902. Đến nay cây cầu này đã 113 tuổi.
Cầu đường sắt Bình Lợi được xây dựng và hoàn thành năm 1902. Đây cũng là cây cầu vượt sông Sài Gòn đầu tiên. Sau 113 năm khai thác, cầu đã bị xuống cấp nghiêm trọng, chiều cao thông thuyền hiện tại của cầu chỉ 1,8 m nên khi có thủy triều lên, nhiều tàu, thuyền đã mắc kẹt dưới gầm cầu. Ngày 28.4, Bộ Giao thông Vận tải, UBND TPHCM và tỉnh Bình Dương đã động thổ dự án xây dựng cầu đường sắt Bình Lợi để thay thế cầu đường sắt Bình Lợi hiện nay.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.