Bỏ qua chi tiết quan trọng, nhóm tìm kiếm MH370 tìm sai địa điểm
Các nhà nghiên cứu thuộc Trung tâm Nghiên cứu Hải Dương GEOMAR Helmholtz cho biết một nghiên cứu về mô hình trôi dạt của các mảnh vỡ (nghi của MH370 mất tích) được thực hiện trước đó không xét đến một số yếu tố quan trọng, khiến đội tìm kiếm tìm sai khu vực.
Nghiên cứu đầu tiên (do một nhóm nghiên cứu khác của GEOMAR thực hiện năm 2015) tin rằng xác máy bay MH370 nằm dưới biển thuộc phía tây Australia. Tuy nhiên, tiến sĩ Jonathan Durgadoo, người đứng đầu các nhà nghiên cứu ở Trung tâm Nghiên cứu Hải Dương GEOMAR Helmholtz, khẳng định việc nhóm nghiên cứu bỏ qua tác động của "dòng chảy Stokes" (sự thay đổi chuyển động của các vật thể nổi gây ra bởi sóng bề mặt) có thể dẫn đến kết quả sai khi xác định vị trí của máy bay.
"Không xét đến "dòng chảy Stokes" trong các mô phỏng sẽ dẫn đến những sai lầm lớn và MH370 là minh chứng rõ nhất. Đối với mọi sự việc liên quan đến dòng chảy bề mặt, "dòng chảy Stokes" nên được xem xét để đưa ra kết quả theo dõi chính xác hơn", Durgadoo cho hay.
Nhưng đó không phải lý do duy nhất khiến nhóm nghiên cứu GEOMAR thất bại khi lần dấu các mảnh vỡ nghi của MH370. Durgadoo cho biết nhóm cần thêm những mảnh vỡ khác từ khu vực máy bay rơi, trôi dạt vào bờ cũng như các thông tin về đặc điểm nổi của chúng để xác định chính xác vị trí của MH370.
Máy bay MH370 của hãng Malaysia Airlines mất tích ngày 8/3/2014 sau khi cất cánh từ sân bay Kuala Lumpur tới Bắc Kinh. Nó mất liên lạc với trạm kiểm soát không lưu 40 phút sau khi khởi hành và biến mất khỏi màn hình radar. Sau nhiều nỗ lực tìm kiếm bất thành, chính phủ Malaysia ngừng hoạt động tìm kiếm vào tháng 5/2018.
Thậm chí, vị chuyên gia này còn đặt giả thuyết rằng hải quân Malaysia đã trục vớt toàn bộ hoặc một số phần của MH370.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.