Samsung đầu tư 200 tỷ đô tham vọng khủng sau đại dịch Covid-19

Huỳnh Dũng Thứ ba, ngày 14/09/2021 07:00 AM (GMT+7)
Samsung sẽ đầu tư hơn 200 tỷ USD trong 3 năm tới để mở rộng kinh doanh ngành dược phẩm, AI, công nghệ chip bán dẫn và robotic để góp phần cũng cố vị thế tăng trưởng sau đại dịch Covid-19.
Bình luận 0

Rót tiền khủng đầu tư vào các ngành công nghiệp chủ chốt

Công ty Samsung Electronics là một trong những trụ cột của Tập đoàn Samsung (Tập đoàn lớn nhất Hàn Quốc). Công ty này cho biết khoản đầu tư 240 nghìn tỷ won (206 tỷ USD) đến năm 2023 sẽ giúp củng cố sức mạnh của tập đoàn trong các ngành công nghiệp trọng yếu như sản xuất chip, đồng thời tìm kiếm những cơ hội tăng trưởng trong các lĩnh vực mới như robotic, dược phẩm, viễn thông thế hệ tiếp theo,  đồng thời cũng sẽ thúc đẩy tuyển dụng thêm 40.000 nhân viên mới trong 3 năm tới.

Tăng cường vị thế dẫn đầu trên thị trường công nghệ thông qua mua bán và sáp nhập

Hiện nay, Samsung Electronics cũng là một trong những nhà sản xuất chip nhớ lớn nhất thế giới. Công ty cho biết Tập đoàn Samsung có kế hoạch củng cố công nghệ và vị trí dẫn đầu thị trường thông qua các thương vụ mua bán và sáp nhập. Tuy nhiên, công ty không chia sẻ việc con số đầu tư mới nhất trên có bao gồm 17 tỷ đô la mà họ đã chi cho một nhà máy sản xuất chip theo hợp đồng mới của Hoa Kỳ hay không. Trước đó, theo hồ sơ mà chính quyền Texas (Mỹ) nhận được, Samsung có kế hoạch đầu tư 17 tỷ USD vào bang này để xây dựng một nhà máy sản xuất chip. Công ty đang xem xét một địa điểm ở Williamson County, dự kiến sẽ tạo ra 1.800 việc làm mới.

Khoản đầu tư đến năm 2023 sẽ giúp củng cố vị thế toàn cầu của tập đoàn Samsung trong các ngành công nghiệp then chốt. Ảnh: @AFP.

Khoản đầu tư đến năm 2023 sẽ giúp củng cố vị thế toàn cầu của tập đoàn Samsung trong các ngành công nghiệp then chốt. Ảnh: @AFP.

Ngành công nghiệp chip là "tấm chắn an toàn" của kinh tế Hàn Quốc

Theo Samsung, ngành công nghiệp chip là "tấm chắn an toàn" của kinh tế Hàn Quốc và họ tích cực đầu tư như vậy là một chiến lược mang tính sống còn. "Một khi đánh mất tính cạnh tranh, gần như không thể quay lại", Samsung khẳng định. Bởi song bên cạnh đó, các đối thủ của hãng như TSMC, Intel đều đang thực hiện những khoản đầu tư lớn giữa bối cảnh khủng hoảng bán dẫn toàn cầu và cạnh tranh ngày một căng thẳng trong phân khúc chip tiên tiến. Việc Tập đoàn quyết định tăng cường đầu tư đã cho thấy quyết tâm giữ vững vị trí dẫn đầu về công nghệ, đặc biệt là trong những "tình huống khẩn cấp" trong và ngoài nước. 

Chung quy lại, theo một số chuyên gia, kế hoạch này lớn hơn 30% so với chiến lược 03 năm trước đó (năm 2018) của Samsung. Theo nhận định của tờ Thời báo Hàn Quốc (The Korea Times), kế hoạch nói trên của Samsung được thiết kế để chủ động thích ứng với những thay đổi nhanh chóng của nền kinh tế-xã hội trong thời kỳ hậu đại dịch Covid-19.

Samsung củng cố vị thế dẫn đầu trên thị trường và công nghệ thông qua mua sắm và sáp nhập. Ảnh: @Reuters.

Samsung củng cố vị thế dẫn đầu trên thị trường và công nghệ thông qua mua sắm và sáp nhập. Ảnh: @Reuters.

Thông cáo báo chí của Tập đoàn có đoạn: "Với sự đầu tư táo bạo vào các lĩnh vực kinh doanh chiến lược và đổi mới, chúng tôi sẽ tìm cách tuyển dụng những người trẻ tuổi và hỗ trợ các công ty vừa và nhỏ, từ đó hoàn thành nghĩa vụ của mình với tư cách là một doanh nghiệp có trách nhiệm". Hiện tại, các kế hoạch đầu tư và tạo việc làm quy mô lớn của Samsung được đánh giá cao bởi vai trò hỗ trợ rất lớn cho toàn bộ nền kinh tế Hàn Quốc.

Đầu tư xây thêm nhà máy tại Việt Nam vì nhu cầu smartphone màn hình gập tăng cao

Gần đây nhất vào đầu tháng 9/2021, giới kinh doanh xôn xao trước thông tin Samsung dự định mở rộng nhà máy tại Việt Nam. Cụ thể, Samsung có thể mở rộng nhà máy tại Bắc Ninh vào nửa cuối năm nay để nâng sản lượng Z Fold và Z Flip lên 25 triệu chiếc mỗi năm, theo The Korean Economics Daily đưa tin.

Nguồn tin này cho biết, đơn vị sản xuất màn hình Samsung Display có dự án mở rộng nhà máy tại Bắc Ninh trong nửa cuối năm nay, mục tiêu đưa vào hoạt động toàn bộ vào cuối năm hoặc chậm nhất là đầu năm sau. Các chuyên gia cho rằng, một khi Samsung hoàn thành mở rộng nhà máy này, công ty sẽ có thể sản xuất 10 triệu chiếc Z Fold và 15 triệu chiếc Z Flip mỗi năm.

Quyết định mở rộng nhà máy của Samsung chủ yếu do nhu cầu thị trường tăng cao. Smartphone mẫu gập lại thế hệ thứ ba của hãng ghi nhận 920.000 đơn hàng đặt trước tại Hàn Quốc, gấp 1,8 lần so với mẫu trước đó Galaxy S21. Số lượng đặt trước cho bộ đôi Z Fold và Z Flip ở Trung Quốc thậm chí còn cao hơn với trên 1 triệu đơn. Các nguồn tin cho biết số lượng đơn hàng đặt trước ở Mỹ cũng vượt qua mẫu "đàn anh" trước đó.

Nhà máy Samsung Việt Nam tại Bắc Ninh nhìn từ trên cao. Ảnh: @Samsung.

Nhà máy Samsung Việt Nam tại Bắc Ninh nhìn từ trên cao. Ảnh: @Samsung.

"Các nhà máy sản xuất thiết bị màn hình gập của Samsung đã hoạt động hết công suất. Công ty không có lựa chọn nào khác ngoài việc mở rộng các cơ sở của mình", nguồn tin thân cận cho biết doanh nghiệp Hàn Quốc có thể sẽ bổ sung thêm ba dây chuyền sản xuất nữa bên cạnh bảy dây chuyền hiện tại, điều này sẽ cho phép công ty quản lý khối lượng sản xuất linh hoạt hơn.

Tại Việt Nam, Samsung có 6 nhà máy và đang xây dựng một trung tâm nghiên cứu và phát triển. Samsung đã đầu tư hơn 17,7 tỷ USD vào Việt Nam và hiện có 110.000 cán bộ, nhân viên với kim ngạch xuất khẩu trị giá hơn 56 tỷ USD năm 2020.

Trong bối cảnh dịch bệnh, từ tháng 1 tới tháng 7 vừa qua, Samsung vẫn đạt mức tăng trưởng 10% so với cùng kỳ. Đại diện Samsung Việt Nam cho biết, nếu nhà máy tại TP.HCM trở lại hoạt động bình thường trong thời gian tới, doanh nghiệp này có thể vượt mục tiêu xuất khẩu của năm nay.

Dự kiến cuối năm 2022, Samsung cũng sẽ khánh thành trung tâm nghiên cứu và phát triển tại Hà Nội, đóng góp lớn vào sự phát triển ngành công nghiệp công nghệ thông tin của Việt Nam. Dự kiến, cũng sẽ khoảng 3.000 kỹ sư người Việt Nam làm việc tại đây.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem