Sập nhà cổ ở Hà Nội: 2 người tử vong

Nhóm PV Thứ ba, ngày 22/09/2015 13:28 PM (GMT+7)
Vào lúc gần 13 giờ trưa nay, căn nhà thuộc khu tập thể số 107 đường Trần Hưng Đạo (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) bất ngờ đổ sập.
Bình luận 0

Danh sách nạn nhân vụ sập nhà do UBND quận Hoàn Kiếm cung cấp, tính đến 18h:

1- Bà Lê Thị Quý Hường (SN 1968), quê Thường Tín, bán rau tại khu vực sát tầng 1 tòa nhà. Bà Hường được đưa vào BV lúc 15h, tử vong lúc 15h10.

2- Chị Trần Thị Nga (SN 1979), đã tử vong.

3- Chị Vũ Thị Thúy Hằng (SN 1978, thường trú tại 107 Trần Hưng Đạo, Hà Nội), bị chấn thương sọ não, chấn thương xương chậu.

4- Bà Trần Thị Nga (khoảng hơn 60 tuổi), đưa vào BV lúc 15h15 trong tình trạng bị co giật, mất ý thức, hiện đang cấp cứu tại BV Bạch Mai.

5- Bà Nguyễn Thị Tiêu (1951), bị tường đổ vào người.


6- Ông Trần Văn Nức (SN 1971, thường trú tại thôn Sâm Khúc, Việt Lâm, Hưng Yên, bị thương tích ở chân.

7- Bà Tào Thị Hiện (1965) ở Thanh Oai, Hà Nội, bị thương tích ở chân.

18h: Phòng khám cấp cứu Khoa Ngoại, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, Khoa cũng tiếp nhận 2 nạn nhân trong vụ sập nhà ở Hà Nội.

Hiện, sức khỏe bệnh nhân Nguyễn Thị Tiêu (64 tuổi, ở Trần Hưng Đạo) đã tạm ổn định, bệnh nhân tỉnh táo và trả lời tiếp xúc tốt. Nạn nhân thứ hai là Nguyễn Thị Huyền (27 tuổi, ở Dịch Vọng, Tây Hồ) đang chiếu chụp và theo dõi đa chấn thương. Đánh giá thương tích sơ bộ ban đầu cho thấy những trường hợp này chấn thương hàm mặt, theo dõi chấn thương sọ não kèm theo gãy xương cẳng chân, bàn chân.

17h55, lực lượng cứu hộ đã tìm thấy được nạn nhân Trần Thị Nga SN 1979. Theo thông tin từ hiện trường, chị Nga đã tử vong và được xe cứu thương roài khỏi hiện trường.

img

Chị gái nạn nhân Nga liên tục khấn vái bên ngoài

Tính đến thời điểm 18h30, có 2 người tử vong, 5 người bị thương.

UBND quận Hoàn Kiếm đã quyết định hỗ trợ 1,5 triệu đồng/người bị thương, 5 triệu đồng/người chết.

Quận Hoàn Kiếm đã thống nhất với Sở Xây dựng Hà Nội bố trí cho 16 hộ dân với 61 nhân khẩu gần nơi tòa nhà bị sập, không có nơi ở phải sơ tán, đến tạm cư tại nhà CT1-Định Công (quận Hoàng Mai). Bố trí lực lượng bảo vệ tài sản của các hộ dân.

17h30, ông Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Khám chữa bệnh - Bộ Y tế đã có công văn gửi Sở Y tế Hà Nội đề nghị chỉ đạo các cơ sở y tế trên địa bàn phối hợp với Bệnh viện Việt Đức và các bệnh viện Trung ương trên địa bàn thành phố Hà Nội nhanh chóng, xử lý, khắc phục hậu quả của vụ tai nạn sập nhà cổ ở Trần Hưng Đạo, Hà Nội. Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh yêu cầu các cơ sở tăng cường tối đa nguồn lực, thuốc men, hỗ trợ cấp cứu, điều trị cho các nạn nhân.

16h, Thứ trưởng Bộ Xây dựng, Lê Quang Hùng đã trực tiếp đến hiện trường cùng tham gia chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện công tác cứu hộ. Tại đây, Thứ trưởng Lê Quang Hùng yêu cầu các lực lượng cứu hộ phải tập trung huy động tối đa các nguồn lực, bốc dỡ toàn bộ các phương tiện, vật liệu đổ nát để đưa người bị thương ra ngoài.

Theo ông Hùng, hướng giải quyết sắp tới tiếp tục đào đống đổ nát đưa những người bị thương ra ngoài, khoanh vùng, hạn chế các phương phương tiện đi lại trong khu biệt thự còn ảnh hưởng.

Trao đổi với PV, bác sĩ Đinh Việt Khải, Khoa Cấp cứu Bệnh viện Việt Đức cho biết, hiện ngoài 1 người đã tử vong, nạn nhân thứ 2 cũng khá nặng, bị vỡ xương chậu, chưa loại trừ khả năng chảy máu trong ổ bụng; hiện đã được truyền 1 lít máu. Một bệnh nhân khác bị gãy chân đang được phẫu thuật. Một bệnh nhân chấn thương nhẹ được chuyển sang Bệnh viện Xanh Pôn.

Hiện Bệnh viện đã chuẩn bị sẵn một phòng phẫu thuật đề phòng trường hợp phải mổ cấp cứu cho nạn nhân, nếu có.

img

Bệnh nhân Vũ Thị Thu Hằng bị chấn thương sọ não đang nằm điều trị tại Bệnh viện Việt Đức.

15h20, một nguồn tin cho biết có 5 nạn nhân trong vụ sập nhà được đưa vào Bệnh viện Việt Đức điều trị. Trong đó, nạn nhân Lê Thị Quý Hường - bán rau tại khu vực tầng 1 của toà nhà được đưa vào viện lúc 15h và tử vong sau đó.

Ngoài ra còn có 4 người bị thương: Chị Vũ Thị Thúy Hằng (SN 1978, thường trú tại 107 Trần Hưng Đạo) bị chấn thương sọ não, chấn thương xương chậu; Bà Nguyễn Thị Tiêu (SN 1951) bị tường đổ vào người; hai nạn nhân Nguyễn Văn Nức (SN 1971, thường trú tại Việt Hưng - Văn Lâm - Hưng Yên) và Tào Thị Hiện (SN 1965, trú tại Kim Bài - Thanh Oai - Hà Nội) bị thương tích ở chân.

15h, ông Nguyễn Quốc Hùng - Phó chủ tịch TP Hà Nội chỉ đạo sơ tán tất cả các hộ dân xung quanh để đảm bảo an toàn. Giao quận Hoàn Kiếm bố trí chỗ ở cho bà con, nơi ăn nghỉ, bảo vệ tài sản cho người dân đồng thời thăm hỏi các nạn nhân.

14h50, ông Nguyễn Quốc Hoa - Phó Chủ tịch quận Hoàn Kiếm cho biết: "Thời điểm bị sập, nhân viên tòa nhà của ban quản lý dự án đường sắt đang đi ăn trưa nên không có ai ở trong nhà. Chỉ có những người dân xung quanh bị mắc kẹt, hiện đã đưa được đưa 5 nạn nhân đi cấp cứu. Nguyên nhân vụ việc hiện tôi chưa thể nói được gì".

img

Ông Nguyễn Quốc Hoa - Phó Chủ tịch quận Hoàn Kiếm thông tin về vụ sập nhà

img

img

Các lực lượng cứu hộ đang đào bới tìm kiếm nạn nhân

14h40, bà Lê Thị Tuyết (46 tuổi), một người sống gần khu nhà bị sập cho hay, hội trường 3 tầng của Ban quản lý dự án đường sắt 1 đổ đè và khu tập thể phía sau.

14h15, hơn 1 giờ sau vụ sập nhà, lực lượng công binh vẫn tiếp tục chuyển gạch vỡ tìm kiếm các nạn nhân.

img

img

Hai chiếc xe máy được đưa ra từ đống đổ nát

14h, bà Ngô Thị Tuyến, 42 tuổi, bán nước ở gần khu nhà kể lại: "Tôi vừa sang bên đường thì nghe tiếng đổ rầm rất lớn. Nhìn lại cả khu nhà đã thành đống gạch vụn. Tôi nghe thấy tiếng gào thét từ khu nhà, trong đó vẫn còn một vài người bán hoa quả chưa ra".

14h40, nhận được tin báo, lực lượng cứu hộ đã điều động 7 xe cứu hoả đến hiện trường để giải cứu các nạn nhân. Hàng chục chiến sĩ công binh, Bộ Tư lệnh Thủ đô cũng được điều động.

Khu nhà đổ nằm ngay phía sau trụ sở Ban quản lý Đường sắt khu vực 1. Theo một số người dân, khu nhà này được xây dựng từ những năm đầu thế kỷ 20, gồm 2 tầng và không có người ở.

img

img

img

img

Một số hình ảnh tại hiện trường vụ sập nhà

Video Hiện trường vụ sập nhà ở 107 Trần Hưng Đạo

13h20, ghi nhận tại hiện trường, có 3 người bị thương được đưa đi cấp cứu. Các lực lượng chức năng vẫn đang tìm kiếm người bị vùi lấp trong ngôi nhà.

13h, bà Hoa người dân trong khu cho biết: "Khoảng 12h40 tôi đi từ trong ngõ ra thì thấy tiếng ầm ầm, tôi vội chạy ra ngoài. Chân tôi bị sưng do gạch đá rơi vào".

img

Bụi mù từ căn nhà sập

img

img

Trong nháy mắt, căn nhà đổ sập hoàn toàn

img

Nhiều xe cứu thương đã được điều động đến hiện trường vụ sập nhà

img

Rất đông người dân theo dõi vụ việc

Trao đổi với phóng viên, PGS.TS Nguyễn Văn Hùng, nguyên Hiệu trưởng ĐH Xây dựng cho rằng, có nhiều nguyên nhân dẫn đến sập nhà. Theo ông Hùng, nếu nhà sập từ mái xuống thì do mưa liên tục, nhiều ngày ẩm ướt. Nếu nhà sập do đổ tường thì do nhà lâu năm, xuống cấp.

"Lẽ ra chỉ nhà chỉ có tuổi thọ khoảng 50 năm thì ngôi nhà này có thể đã lên tới hàng trăm năm" , PGS Hùng cho hay.

Ngoài ra, chưa kể lý do nhà xây bằng vôi, dễ bong tróc, nứt lở, nhà sẽ xuống cấp nhanh hơn.

Diệu Thu

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem