Cần tìm cách hợp tác với khu vực tư nhân

Thứ tư, ngày 01/12/2010 20:10 PM (GMT+7)
(Dân Việt) - GS. Michael Porter - Đại học Harvard, Mỹ cho rằng, mô hình tăng trưởng của Việt Nam hiện đã mất đi "lực" để tiếp tục đưa Việt Nam phát triển và đã đến lúc Việt Nam phải bước sang một "chương" mới để cải cách nó.
Bình luận 0

Tại Hội thảo công bố Báo cáo Năng lực cạnh tranh Quốc gia 2010 của VN, được tổ chức tại Hà Nội hôm qua, 30-11, GS.Michael Porter nói: "VN là một câu chuyện thành công cực kỳ lớn. VN cũng đã chứng tỏ thành công khi vượt qua các cuộc khủng hoảng. Tuy nhiên, dù tăng trưởng cao và được duy trì liên tục song mức thịnh vượng chung là vẫn thấp, quá thấp. Điều này chứng tỏ VN đã chưa thành công".

img
Hỗ trợ khu vực tư nhân phát triển sẽ giúp nền kinh tế có tính cạnh tranh. Ảnh thu hoạch cá tra tại Đồng Tháp.

Theo GS.Porter, năng lực cạnh tranh quốc gia của VN hiện chưa có gì là thuận lợi, hay đem lại lợi thế độc đáo cho VN. Trong khi những điểm khá bất lợi hiện nay là kém phát triển về con người, thu nhập đầu người chỉ ở mức vừa phải.

Môi trường kinh doanh của VN còn nhiều điểm yếu. Các tiến bộ trong cải cách thủ tục hành chính chưa đủ, các quy định của pháp luật chưa tạo được môi trường cạnh tranh cho doanh nghiệp (DN). Mức độ "tinh thông" của DN VN còn thấp, các DN nhà nước, tập đoàn kinh tế còn thiếu sự gắn kết...

VN còn dựa vào lợi thế tự nhiên để phát triển mà chưa tạo được thế mạnh để đổi mới. Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm tới của VN chưa đủ tính cụ thể và chưa đưa ra được cách thức thực hiện cụ thể...

GS.Porter cho rằng, đã đến lúc VN phải nâng cao định hướng cải thiện năng lực cạnh tranh, không thể chỉ "chăm chăm" vào tăng trưởng, vào DN nhà nước và nhà đầu tư nước ngoài mà cần chú trọng cho khu vực tư nhân cũng phát triển. Vai trò của Chính phủ cũng cần thay đổi.

Chính phủ phải tìm cách hợp tác với khu vực tư nhân. "Tôi rất vui mừng vì mô hình hợp tác công-tư (PPP) đã bắt đầu có ở VN. Nó báo hiệu sự chuyển dịch từ chính sách áp đặt sang hợp tác. Chúng ta không muốn PPP tạo ra độc quyền mà phải thuận lợi, hiệu quả và VN đang cải thiện" - GS.Porter nói.

Những lĩnh vực VN cần phải tập trung cải cách Báo cáo này đã đề cập; trong đó, cấp thiết nhất là xử lý những bất cân bằng kinh tế vĩ mô, tiếp đến là giải quyết các "nút tắc cổ chai" như kỹ năng, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực để tạo ra một nền tảng cho năng suất cao hơn tại VN.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem