Sau cuộc thi sát hạch ông đồ lần 2 diễn ra sáng nay (5/2,) ông Lê Quốc Việt - nhà thư pháp, giảng viên Học viện Phật giáo Việt Nam, thành viên ban giám khảo công bố thông tin khiến nhiều người gây sốc: Chỉ có 36/71 tác phẩm đạt yêu cầu.
Ông Lê Quốc Việt công bố kết quả của các thí sinh
Trong số này có 50% “ông đồ” thi trượt. Như vậy, trong suốt thời gian qua, người dân đã dùng phải hàng kém chất lượng...
Theo nhà thư pháp Lê Quốc Việt, những lỗi cơ bản của những người dự thi do vốn liếng chữ quá tầm thường, không đủ phục vụ người dân.
Trước đó, Trung tâm Hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) dự kiến không tổ chức sát hạch ông đồ tại các câu lạc bộ thư pháp mà do họ tự tiến cử. Tuy nhiên, lo ngại không công bằng nên Trung tâm tiếp tục tổ chức buổi sát hạch.
Theo ông Nguyễn Trung Hoàng Long, thành viên Ban giám khảo, kết quả sát hạch ông đồ lần này khá hơn hơn cuộc sát hạch lần trước nhưng nhìn chung các ông đồ viết chữ vẫn rất yếu, chữ viết sai và rất xấu.
“Tôi không tưởng tượng được ở cái đất này lại có những người lấy tiền thật mà bán hàng giả. Những người viết sai, viết ẩu hoạt động trên phố ông đồ trong suốt thời gian qua chỉ núp bóng lấy tiền của dân”, ông Lê Quốc Việt bức xúc.
Ông Việt cho rằng, xin và cho chữ phải được muôn dân ra đề bởi tiền là tiền thật nên để dân ra đề chứ không thể theo ý ông đồ.
Chẳng hạn: Dân xin chữ “Đỗ”, ông đồ lại chỉ cho chữ Nhẫn là hỏng. Do đó, các ông đồ hãy nhìn vào chính mình, thấy yếu thì rút lui, đừng nhân chữ bẩn, chữ xấu khắp Hà Nội.
“Phố ông đồ không phải nơi phân lô bán hàng, chặt chém con chữ, bòn rút của dân. Các ông đồ nên nghĩ ngồi trong Hồ Văn cho chữ như triển lãm văn hóa hơn là đi bán chữ. Phải làm văn hóa trước, làm kinh tế sau. Tôi nhận thấy động cơ kiếm tiền của ông đồ thời nay rất bất chính, nhất là trong khi bản thân họ chưa đủ vốn liếng chữ nghĩa phục vụ người dân”, ông Việt bày tỏ.
Sau cuộc thi năm nay, mỗi năm sẽ sát hạch các ông đồ một lần
Theo nhà thư pháp Lê Quốc Việt, tại Việt Nam chưa có cuộc thi nào để tìm ra những người xứng đáng được bán chữ ở đất Bắc.
Vì vậy, sau khảo hạch, Hà Nội sẽ là nơi hội tụ anh tài, phục hồi văn hóa xin-cho đúng nghĩa. Hơn nữa, cuộc sát hạch giúp người dân mù mờ về thư pháp sẽ hướng đến thú chơi tao nhã, định hướng dư luận, tri thức trong nhân dân.
Ngoài ra, cuộc sát hạch còn nâng cao tính thẩm mỹ, biến Hồ Văn là tụ điểm văn hóa tốt nhất. Các ông đồ sẽ được chuẩn hóa.
Sau cuộc thi, mỗi năm sẽ sát hạch một lần để bổ sung những con người mới, những yếu tố mới để chắt lọc tinh hoa văn hóa, tạo sân chơi văn hóa và mùa xuân ý nghĩa.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.