Sau khi được hoàng đế thị tẩm, phi tần nơm nớp lo sợ điều gì?
Sau khi được hoàng đế thị tẩm, phi tần nơm nớp lo sợ điều gì?
Thứ năm, ngày 19/10/2023 12:32 PM (GMT+7)
Ở Trung Quốc thời phong kiến, các phi tần thường tìm đủ mọi cách để được hoàng đế thị tẩm. Sau khi được nhà vua ân sủng, phi tần sợ nhất là khi nghe hoàng đế nói một câu. Đó là câu gì?
Hoàng đế Trung Quốc thời phong kiến có hàng ngàn phi tần, mỹ nữ trong hậu cung. Họ được tuyển chọn, đưa vào cung để chăm lo chuyện "chăn gối" cho nhà vua và duy trì nòi giống.
Do trong cung có vô số giai nhân nên không phải người nào cũng có cơ hội được gặp mặt hoàng đế hay thị tẩm. Không ít mỹ nhân cả đời chưa từng diện kiến nhà vua và sống cô quạnh tới lúc chết.
Vì vậy, để có địa vị vững chắc trong hậu cung, các phi tần dùng đủ mọi cách để có được sự chú ý của nhà vua. Từ đó, họ sẽ có cơ hội gặp mặt nhà vua. Nếu lọt vào "mắt xanh" của bậc đế vương, phi tần sẽ được thị tẩm.
Nếu mang thai và sinh được hoàng tử, công chúa thì cuộc sống của phi tần đó sẽ bước "sang trang mới". Khi ấy, họ thường được nhà vua sắc phong địa vị cao trong cung, có nhiều người hầu hạ và tận hưởng cuộc sống vinh hoa phú quý khiến bao người ngưỡng mộ, đố kỵ.
Trong "cuộc chiến" chốn thâm cung, phi tần muốn mang long thai không phải là điều dễ dàng. Bởi lẽ, sau khi được nhà vua ân sủng, phi tần nơm nớp lo sợ chờ nghe một câu nói.
Đó là sau khi hoàng đế sủng hạnh phi tần, thái giám của Kính sự phòng sẽ đến hỏi nhà vua có giữ lại hay không. Câu hỏi này có nghĩa hoàng đế quyết định xem phi tần đó có được mang long thai hay không.
Nếu hoàng đế nói rằng giữ lại thì thái giám sẽ đưa phi tần đó trở về cung của mình và ghi chép lại ngày được thị tẩm để về sau thuận tiện cho việc so sánh, đối chiếu nhằm đảm bảo đó là huyết thống của hoàng đế.
Nếu may mắn thì phi tần sẽ mang thai sau khi được hoàng đế thị tẩm và có cơ hội "đổi vận". Nếu sinh được hoàng tử hay công chúa thì họ sẽ được hoàng đế ban thưởng hậu hĩnh như sắc phong cho vị trí cao hơn trong hậu cung, tặng cho nhiều vàng bạc, châu báu...
Trong trường hợp hoàng đế nói không giữ lại thì thái giám sẽ dùng các thủ thuật như xoa bóp bụng rồi dùng lực ấn mạnh vào các vị trí ở phần bụng để phi tần không thể mang thai.
Do đó, phi tần rất sợ hãi khi nghe câu "không giữ lại" vì họ biết rằng sẽ không thể mang long thai và tương lai khó có thể có được địa vị vững chắc trong hậu cung. Ảnh trong bài mang tính minh họa.
PV (Theo Kiến Thức)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.