Sẽ còn nhiều siêu bão mạnh khủng khiếp như Mangkhut?

Đăng Nguyễn - SCMP Thứ bảy, ngày 15/09/2018 14:55 PM (GMT+7)
Trong bối cảnh đại dương nóng lên vì biến đổi khí hậu, những siêu bão mạnh khủng khiếp đe dọa châu Á và khu vực bờ biển Đại Tây Dương sẽ còn xuất hiện với tần suất lớn hơn nhiều.
Bình luận 0

img

Sóng lớn xuất hiện sau khi bão Florence đổ bộ vào bờ đông Mỹ.

“Nước biển ấm lên rõ ràng giúp các cơn bão nhiệt đới tiếp thêm sức mạnh”, Xie Shang-ping, nhà nghiên cứu môi trường tại Đại học California ở San Diego nói.

“Mùa hè này, nhiệt độ nước biển ấm lên bất thường ở nhiều nơi, thể hiện tác động của biến đổi khí hậu”.

Đài quan sát Hong Kong nhận định, những siêu bão mạnh nhất đang xuất hiện ngày càng nhiều, so với giai đoạn 1961-2010.

4 cơn bão, Jelawat, Maria, Jebi và Mangkhut đã đạt đến mức siêu bão, đe dọa khu vực trải dài từ phía bắc Thái Bình Dương đến Biển Đông trong năm nay.

Một cơn bão được gọi là siêu bão khi nó tạo ra sức gió lên tới hơn 200 km/giờ.

Theo ông Xie, muốn biết ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tác động như thế nào đến những cơn bão thì phải đánh giá đến việc bão nhiệt đới hình thành ra sao.

Bão nhiệt đới giống như một động cơ khổng lồ sử dụng không khí nóng, ẩm làm nhiên liệu. Do đó, nó chỉ hình thành ở những nơi có vùng nước ấm.

Không khí nóng ẩm tích tụ trên bề mặt đại dương tạo ra một khu vực có áp suất thấp. Không khí ở môi trường xung quanh, với áp suất cao hơn, bị cuốn vào nơi có áp suất thấp.

Ước tính chỉ 10% trong số các hiện tượng này là phát triển thành bão, tức là sức gió phải lên tới 118 km/giờ.

Nước biển ấm lên tiếp thêm năng lượng cho các cơn bão, tạo thành siêu bão như chúng ta thấy, theo ông Xie.

Trong bối cảnh bắc bán cầu đang dần lạnh đi vào cuối hè, nước biển ấm lên càng tỏa nhiệt và hơi ẩm lên bầu không khí bên trên.

Đó là lý do vì sao những cơn bão mạnh nhất thường chỉ xuất hiện vào tháng 9.

Những siêu bão sẽ xuất hiện với tần suất dày đặc hơn trong những năm tới, Choy Chun-wing, nhà nghiên cứu ở Hong Kong nói.

“Khí hậu ấm lên về mặt lý thuyết sẽ càng tạo ra năng lượng để các cơn bão mạnh hơn trong tương lai”.

“Cùng với mực nước biển dâng cao, mối đe dọa từ các cơn bão đối với thành phố ven biển như Hong Kong sẽ càng tăng”, ông Choy nhấn mạnh.

Vì sao nhiều người dân Mỹ cố thủ tại nhà bất chấp siêu bão?

Bất chấp lệnh sơ tán bắt buộc vì siêu bão Florence, nhiều người dân Mỹ vẫn cố chấp ở lại nhà của mình đón bão.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem