Một ngôi nhà bên bờ biển ở Bắc Carolina
Joyce Boucino sống ngay gần bãi biển ở North Myrtle Beach, Nam Carolina nhưng không rời khỏi nhà tránh bão.
Bất chấp lệnh sơ tản bắt buộc, bà Boucino và chồng cùng một vài cư dân khác cố thủ tại nhà khi siêu bão mạnh Florence đổ bộ vào bờ biển hai bang Bắc và Nam Carolina.
"Cảm giác ở đây vắng vẻ hơn", Boucino, 70 tuổi, nói về khu phố. "Nếu bạn nghe thấy một tiếng động, nó sẽ thu hút sự chú ý của bạn”.
Hai lý do quan trọng là vật nuôi và niềm tin rằng ngôi nhà của họ rất, rất an toàn, ABC News đưa tin.
Gia đình Boucino nuôi nhiều chó mèo và thậm chí nuôi mèo con hoang trong cơn bão.
"Điều này giống như bạn có con cái", bà Boucino nói về thú nuôi của mình. “Bạn sẽ không rời bỏ con mình”.
“Chúng cảm thấy sự căng thẳng. Chúng cảm thấy sự thay đổi áp suất không khí và sự căng thẳng của chủ nhân”.
Vật nuôi là lý do nhiều người ở lại nhà đón bão
Rhonda Heath, người sinh sống ở New Bern, Bắc Carolina, cũng có quyết định tương tự.
Heath, 54 tuổi, là chủ tịch của một tổ thức từ thiện và làm kế toán cho công ty xây dựng.
Bà là cư dân lâu năm của hạt Craven và ngôi nhà một tầng của bà nằm trong khu vực sơ tán bắt buộc.
Heath có "quá nhiều động vật" tại nhà của mình, bao gồm cả những con vật hoang bà chăm sóc trong mùa bão.
"Tôi cảm thấy thoải mái hơn ở đây", Health nói, thêm rằng nếu rời đi, bà không biết khi nào có thể quay lại.
Heath đã chuẩn bị cho cơn bão từ tuần trước, mua thịt hộp, bánh mì, nước và khoai tây chiên. "Những thứ bạn không cần phải đun nóng và không cần có điện", bà nói.
Tuy nhiên, bà cũng khá lo lắng về siêu bão Florence. "Tôi đã trải qua rất nhiều cơn bão nhưng cơn này mang lại cho tôi cảm giác khó chịu nhất", Health nói.
Một trong hai chú chó của Jaime Marvulli
Jaime Marvulli, 40 tuổi, bày tỏ lo lắng tương tự về cơn bão Florence. Cô là giáo viên thể dục ở Conway, Nam Carolina và nuôi 2 chú chó.
Lần duy nhất cô sơ tán bão là năm 1999 khi trường học yêu cầu sơ tán bắt buộc đối với siêu bão Floyd.
"Đó là lần đầu tiên tôi thực sự đóng gói đồ đạc", Marvulli nói. "Thành thật mà nói, ngoài siêu bão Floyd, đây là lần đầu tiên mà tôi đóng gói một số đồ đạc".
Nhà của Marvulli cách biển khoảng 32km và không nằm trong khu vực sơ tán bắt buộc nhưng “khá gần”, Marvulli nói.
Hàng xóm của Marvulli đã đoàn kết cùng nhau, với khoảng 6-7 hộ dân ở lại nhà và thường xuyên kiểm tra lẫn nhau.
“Chúng tôi đảm bảo rằng chúng tôi có tất cả các vật dụng cần thiết giữa 6 ngôi nhà”, Marvulli nói.
Nhiều người dân Mỹ cố thủ tại nhà bất chấp siêu bão
Nikki Fontana thì có nhà nằm ngay gần Bãi biển Bắc Myrtle, trong khu vực sơ tán bắt buộc.
Cô đã gia cố nhà cửa và muốn ở lại đến phút cuối. “Tôi muốn biết điều gì xảy ra với thành phố của tôi trong cơn bão”, Fontana nói.
Fontana nhớ lại năm 2016 khi cơn bão Matthew đổ bộ khu vực. Lúc đó, cô có cảm giác kỳ quái khi quay trở lại sau cơn bão.
"Giống như tôi đang ở đất nước khác", Fontana nhớ lại. “Toàn bộ thành phố mất điện. Trời tối. Thật đáng sợ”.
Fontana gia cố nhà cửa trước siêu bão Florence
Một “thợ săn” bão làm việc cho chính phủ Mỹ vừa ghi lại video ấn tượng về siêu bão Florence sắp đổ bộ miền đông...
Vui lòng nhập nội dung bình luận.