SEA Games 28: Can trường “nữ tướng”

Lê Đức Thứ bảy, ngày 06/06/2015 07:01 AM (GMT+7)
Trong thực tế, các nữ VĐV Việt Nam mỗi người một cảnh, đã phải hy sinh rất nhiều để có thể mang vinh quang về cho Tổ quốc tại mỗi kỳ SEA Games, ASIAD, Olympic...
Bình luận 0

Sau khi bảo vệ thành công danh hiệu vô địch SEA Games nội dung cá nhân kiếm 3 cạnh nữ, thay vì nói về những nhọc nhằn của bản thân, điều đầu tiên Trần Thị Len nhắc đến là cậu con trai mới gần 3 tuổi: “Chồng con em thiệt thòi, phải hy sinh nhiều quá. Nhìn thấy em, cháu cứ nói: “Mẹ ơi con nhớ mẹ lắm! Mẹ bỏ tập đấu kiếm đi ở nhà chơi với con!”. Thương con lắm nhưng em cũng chẳng biết làm sao, đành dỗ ngọt: Để mẹ đi nốt kỳ SEA Games này giành HCV về cho con nhé!”. Và cuối cùng Len đã làm được!

 

img

Nữ kiếm thủ Trần Thị Len (phải) đã vượt qua Raguin trong trận chung kết kiếm 3 cạnh nữ tối 4.6. Ảnh: T.M.

 

Câu chuyện “đằng sau ánh hào quang” mang theo tình mẫu tử thiêng liêng cùa Len chỉ là một ví dụ. Trong thực tế, các nữ VĐV Việt Nam mỗi người một cảnh, đã phải hy sinh rất nhiều để có thể mang vinh quang về cho Tổ quốc tại mỗi kỳ SEA Games, ASIAD, Olympic. Ai biết được để có danh hiệu “độc cô cầu bại” kiếm chém nữ, ở tuổi 30, kiếm thủ Nguyễn Thị Lệ Dung vẫn chưa lập gia đình, và chưa biết đến bao giờ mới được tận hưởng niềm hạnh phúc làm vợ, làm mẹ... Hay như kiếm thủ Nguyễn Thị Thủy Chung vừa sinh con xong ít lâu đã trở lại sàn đấu và khi đi thi đấu về, đến con còn cảm thấy lạ, gọi mẹ là “cô”…

Sau đấu kiếm, những ngày sắp tới đây, những “mỏ vàng” của Thể thao Việt Nam như thể dục dụng cụ, bơi, điền kinh… sẽ tiếp tục vào cuộc trong ngày 6.6. Và những điểm sáng như Phan Thị Hà Thanh, Nguyễn Thị Ánh Viên, Quách Thị Lan… hứa hẹn sẽ “gặt vàng”. Họ sẽ nở nụ cười thật tươi trên bục vinh quang, hân hoan trong vòng tay đồng đội, được người hâm mộ tung hô. Cảm giác như được “vỡ tung”, xóa đi hết những giọt nước mắt, những đêm trắng mất ngủ khi nghĩ về thân phận.

Nhưng nếu họ thua, hoặc trong tích tắc không còn là chính mình thì sao? Lúc đó tìm đâu một bờ vai đủ vững để giúp vượt qua “cú sốc”. Viết đến đây, tôi không thể không nhắc đến cuộc “phỏng vấn ngược” của tôi với nữ VĐV kiếm chém kỳ cựu Nguyễn Thị Thủy Chung. Thay vì là người đi phỏng vấn, tôi lại “bị” phỏng vấn với những câu hỏi: “Các anh đi công tác xa nhà như thế này có nhớ nhà không? Các anh ở khu nào, đồ ăn có hợp không? Đi nhiều thế, chắc mệt anh nhỉ…?”.

Kết thúc cuộc “phỏng vấn ngược”, khi về khách sạn, tôi mở ba lô ra và bỗng nhiên thấy 5 quả táo tươi mà ai đó đã khéo léo bỏ vào từ lúc nào khi tôi mải mê tác nghiệp dưới sàn đấu. Tìm mãi, mới thấy một mảnh giấy “Đội em mang sang Singapore nhiều táo lắm. Tặng các anh vài cân ăn đỡ giúp bọn em…!”.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem