SEA Games 29: Những trò lố của Malaysia và sự bất lực từ AFF

Nhật Trường Thứ bảy, ngày 24/06/2017 06:07 AM (GMT+7)
Từ lý tưởng cao thượng, SEA Games – Đại hội Thể thao Đông Nam Á, ngày càng “biến dạng” theo mô hình mang nặng tính “thành tích”, những “thành tích” mang nặng tính ăn xổi.
Bình luận 0

Từ SEA Games...

Bảng điều lệ sơ bộ mới đây về môn bóng đá được chủ nhà Malaysia gửi đến VFF có một chi tiếc khá nực cười: Malaysia được quyền chờ các đội bốc thăm xong, sau đó sẽ tự chọn cho mình bản đấu. Đây là điều chưa hề có tiền lệ trong các giải đấu chính thức.

Cụ thể hơn, ĐT U22 Thái Lan với thành tích giành HCV SEA Games 2015 sẽ là hạt giống số 1 bảng A (mã A1). Đội á quân U22 Myanmar sẽ là hạt giống số 1 bảng B (B1). Trừ Thái Lan và Myanmar và nước chủ nhà U22 Malaysia, BTC quyết định sẽ bốc thăm ngẫu nhiên 8 đội còn lại cho các suất A2, B2, A3, B3, A4, B4.

img

U22 Malaysia có lợi thế lớn.

Sau khi đã có kết quả cụ thể các bảng đấu, chủ nhà U22 Malaysia sẽ được quyền chọn bảng đấu mà không qua bốc thăm.

U22 Malaysia có lợi thế lớn

“Đúng là có chuyện bóng đá Malaysia yêu cầu được tự chọn bảng đấu tại SEA Games 29. Chúng tôi không thể can thiệp. SEA Games có đặc thù riêng. Chỉ có Hội đồng Olympic, nơi tổ chức cuộc họp các Đoàn tham dự giải mới có thể đưa ra quyết định cuối cùng”, ông Ahmad Azzuddin –Tổng thư ký liên đoàn bóng đá Đông Nam Á chia sẻ.

Khi đó, Việt Nam hoàn toàn có thể nằm chung bảng với Thái Lan, Singapore, Indonesia và Philippines,.... Bảng còn lại sẽ gao gồm những đội như Lào, Campuchia, Brunei...

“Luật này quả thực là chưa từng có. Nhưng, dù liên quan đến môn bóng đá của các đội trong khu vực, AFF không thể làm gì”, ông Ahmad Azzuddin nói thêm.

 Với những động thái trên, nhiều khả năng quyết định sẽ không được thay đổi và Malaysia sẽ chủ động trong việc chọn đối thủ.

...đến Olympic

“Bốc thăm” hoàn toàn mang yếu tố may rủi, tuy nhiên, tác động này của chủ nhà không hề công bằng khi nó đem lại rất nhiều thuận lợi cho họ, đồng thời phá vỡ đi tinh thần Cao Thượng của Olympic.

img

Tinh thần Olympic.

Cao hơn, nhanh hơn, xa hơn; đó là tiêu chí của Olympic. Không chỉ là thể thao, ở đó vận động viên sẽ đua tranh với nhau để tìm được giới hạn bản thân, hướng tới những mục đích cao cả hơn; đó là nâng cao tầm vóc – độ dẻo dai; đó là những thành tựu chung của nhân loại.

Không phải khi Việt Nam bị ép chúng tôi mới đề cập vấn đề này. Căn bệnh thành tích đã nhiễm sâu vào suy nghĩ của mỗi nước chủ nhà và đến lần này, mọi thứ còn lộ liễu hơn. Đây là lúc chúng ta cần phải lên tiếng để lấy lại hình ảnh trong sạch của thể thao.

Đại hội Thể thao Đông Nam Á (SEA Games) là sân chơi để các nước trong khu vực giao lưu với nhau, hướng tới sân chơi cao hơn là Olympic. Tuy nhiên, đa số các nước chủ nhà đều chọn những môn có lợi thế cho mình, cắt bớt những nội dung thế mạnh của các đối thủ trực tiếp, hoặc tổ chức những môn... không ai chơi.

Đâu là lối thoát?

Không phải đến bây giờ, mà những vấn đề tương tự như trên đã tồn tại rất lâu, theo nhiều hình thức khác. Sự ưu ái của trọng tài, đưa các môn thế mạnh hoặc cố ý gây khó khăn cho đối thủ bằng nhiều yếu tố mang tên “khách quan”, các nước chủ nhà làm đủ chiêu trò để gom vàng nhằm đạt thành tích tốt.

Từ lý tưởng cao thượng, SEA Games ngày càng “biến dạng” theo mô hình mang nặng tính “thành tích”, những “thành tích” mang nặng tính ăn xổi. Nếu cứ tiếp tục đi theo lối mòn này, Đại hội thể thao khu vực sẽ ngày càng đi xuống cả về chất lượng lẫn hình ảnh.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem