Ông Nguyễn Văn Tuấn, Chủ tịch Thái Hưng, đồng thời là Chủ tịch HĐQT Công ty CP Gang thép Thái Nguyên sẽ không tham gia ứng cử vào HĐQT của Gang thép Thái Nguyên nhiệm kỳ 2019-2014. (Ảnh: Công ty CP Thương mại Thái Hưng)
Ngày 10.4 tới, Công ty CP Gang thép Thái Nguyên (Tisco) dự kiến sẽ tiến hành tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2019 với nhiều vấn đề quan trọng sẽ được thảo luận và thông qua.
Thái Hưng tiếp tục tham gia, ghế Chủ tịch HĐQT Gang thép Thái Nguyên có chủ mới
Thái Hưng bắt đầu trở thành cổ đông lớn của Công ty CP Gang thép Thái Nguyên từ tháng 2.2017 thông qua việc chi 153,7 tỷ đồng mua vào 14,1 triệu cổ phiếu TIS. Sau đó ít lâu, tháng 4.2017, SCIC quyết định rút phần vốn của mình tại khỏi dự án gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2, khiến vốn điều lệ của doanh nghiệp này 1.000 tỷ đồng, còn 1,840 tỷ đồng. uyết định rút vốn của SCIC tới nay vẫn được HĐQT Gang thép Thái Nguyên đánh giá là tạo tác động thiếu tích cực tới doanh nghiệp.
“Các chỉ tiêu tài chính của Tisco lập tức xấu đi, các ngân hàng cho vay vốn ngắn hạn phục vụ sản xuất kinh doanh đánh giá khả năng tài chính của Tisco thấp”, HĐQT Gang thép Thái Nguyên cho biết.
Sau sự kiện SCIC rút vốn ít ngày, tới lượt Thái Hưng mua thỏa thuận hơn 17,81 triệu cổ phần của Gang thép Thái Nguyên với giá bình quân 11.216 đồng/cổ phiếu và mua thêm 290.000 cổ phiếu trên giao dịch sàn, nâng tỷ lệ cổ phần Thái Hưng sở hữu ở Gang thép Thái Nguyên lên 17,55%. Tổng số tiền Thái Hưng bỏ ra là khoảng 200 tỷ đồng.
Tiếp đó, tháng 5.2017, Thái Hưng tiếp tục mua thỏa thuận 4,5 triệu cổ phiếu TIS với giá 11.300 đồng/cổ phiếu, nâng tổng lượng sở hữu cổ phiếu TIS lên 36,8 triệu. Tổng số tiền đầu tư là gần 51 tỷ đồng.
Song sau 1,5 năm nắm giữ cổ phiếu TIS của Công ty CP Gang thép Thái Nguyên, tháng 12.2018, Công ty CP Thương mại Thái Hưng ra thông báo đăng ký bán 18,4 triệu cổ phiếu TIS trong tổng số 36,8 triệu cổ phiếu đang sở hữu. Trải qua 2 lần đăng ký bán vốn tại Gang thép Thái Nguyên, Thái Hưng không bán được cổ phiếu TIS nào trong tổng số 18,4 triệu cổ phần đăng ký bán trước đó.
Ông Lê Hồng Khuê, Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Thương mại Thái Hưng, sẽ ứng cử làm thành viên HĐQT Công ty CP Gang thép Thái Nguyên nhiệm kỳ 2019-2014. (Ảnh: Công ty CP Thương mại Thái Hưng)
Ở đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2019 của Công ty CP Gang thép Thái Nguyên (Tisco) sẽ diễn ra vào ngày 10.4 tới, các cổ đông sẽ tiến hành bầu 7 thành viên HĐQT, 5 thành viên BKS cho nhiệm kỳ mới 2019 – 2024.
Theo đó, Công ty CP Thương mại Thái Hưng đề cử hai thành viên vào HĐQT Công ty CP Gang thép Thái Nguyên là: ông Lê Hồng Khuê, Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Thương mại Thái Hưng, đại diện 22,6 triệu cổ phần của Thái Hưng; ông Lê Thành Thực, Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Thương mại Thái Hưng, đại diện 14,2 triệu cổ phần của Thái Hưng. Còn ông Nguyễn Văn Tuấn, Chủ tịch của Thái Hưng, đồng thời là Chủ tịch HĐQT Công ty CP Gang thép Thái Nguyên sẽ không tham gia ứng cử vào HĐQT của Gang thép Thái Nguyên nhiệm kỳ này.
Bên cạnh đó, hai thành viên của Thái Hưng cũng được đề cử vào Ban kiểm soát của Gang thép Thái Nguyên là: bà Nguyễn Thị Nga, Phó ban pháp chế Công ty CP Thương mại Thái Hưng; ông Bùi Quang Hưng, hiện là chuyên viên kiểm toán, ban quản lý dự án của Công ty CP Thương mại Thái Hưng.
Như thông tin đã nêu, nhân sự HĐQT Công ty CP Gang thép Thái Nguyên nhiệm kỳ 2019-2024 sẽ chứng kiến sự thay đổi lớn. Bên cạnh sự rút lui của Chủ tịch HĐQT Nguyễn Văn Tuấn, ông Đinh Quốc Thái – người được HĐQT Công ty CP Gang thép Thái Nguyên bầu giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT Công ty nhiệm kỳ 2014-2019 cũng không có tên trong danh sách ứng cử và đề cử bầu làm thành viên HĐQT của doanh nghiệp trong nhiệm kỳ tới.
Nợ nần “bủa vây” Gang thép Thái Nguyên
Kết thúc năm 2018, nợ vay ngắn hạn cuối kỳ của Công ty CP Gang thép Thái Nguyên tăng hơn 600 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm, lên 2.914 tỷ đồng. Trong khi đó, vay nợ dài hạn lại giảm hơn 460 tỷ đồng xuống mức 2.800 tỷ đồng.
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ năm 2018 của doanh nghiệp cũng cho biết lượng tiền mặt thu từ đi vay tăng đột biến 42% lên tới 11.168 tỉ đồng. Dòng tiền trả nợ gốc vay cũng ở mức 11.055 tỷ đồng.
Ngoài ra, Gang thép Thái Nguyên vẫn phải ghi nhận khoản nợ xấu lên tới 651 tỷ đồng, trong đó, giá trị có thể thu hồi chỉ khoảng 393 tỷ đồng. Riêng khoản nợ gần 252 tỷ đồng của Công ty TNHH TM và DL Trung Dũng đứng trước nguy cơ không thể thu hồi.
Lãi vay đã được vốn hoá của Dự án Gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2 lên tới 1.888 tỷ đồng. (Ảnh: Internet)
Đối với dự án Gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2, dự án có tổng chi phí đầu tư dự toán ban đầu là 3.843,67 tỷ đồng và dự toán điều chỉnh đã được phê duyệt là 8.104,91 tỷ đồng. Triển khai từ năm 2007, tuy nhiên đến thời điểm hiện tại các hạng mục chính của dự án này tại khu vực Lưu Xá vẫn chưa hoàn thành. Tổng chi phí đầu tư của dự án tới thời điểm 31.12.2018 là 5.093 tỷ đồng, trong đó chi phí lãi vay được vốn hoá là 1.888 tỷ đồng.
Trong khi dư nợ vay ngắn dài hạn cuối kỳ gần 3.031 tỷ đồng với 1.137 tỷ đồng vay từ BIDV Thái Nguyên và 1.895 tỷ đồng vay. Tại Hội nghị Tổng kết năm 2018, triển khai nhiệm vụ năm 2019 của Tổng Công ty Thép Việt Nam (VNSteel), phía VNSteel cho biết, vấn đề bảo lãnh ngân hàng cũng chưa xử lí được. Thậm chí, Gang thép Thái Nguyên lâm vào cảnh các ngân hàng không cho vay vốn và phải chờ ý kiến của Ngân hàng Nhà nước.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.