Kích thướng phóng to của loài kiến Lepisiota canescens.
Theo Daily Mail, loài kiến Lepisiota canescens có dấu hiệu phát triển hình thái bầy đàn khổng lồ. Trên Trái đất hiện chỉ có 20 loài kiến trên thế giới có khả năng tạo nên siêu bầy đàn. Siêu bầy đàn có thể bao gồm hàng triệu chiếc tổ và hàng tỷ con kiến thợ.
Trong nghiên cứu này, các nhà khoa học phát hiện mạng lưới tổ kiến dài tới 38 km. Bằng chứng về các siêu bầy đàn kiến Lepisiota canescens được phát hiện trong những khu rừng thuộc sở hữu của nhà thờ Tewahedo dòng Chính thống giáo Ethiopia. Phần lớn các khu rừng đều biệt lập, bao quanh là cánh đồng trống và đất nông nghiệp.
Kiến Lepisiota canescens có thể xây tổ dài đến 38 km.
Nhóm nghiên cứu quan sát siêu bầy đàn kiến Lepisiota canescens chiều hướng mở rộng ngoài ranh giới khu rừng, tiến vào khu vực nông nghiệp lân cận, dọc theo những con đường mới được xây dựng và các khu vực đô thị ở Ehiopia. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Insectes Sociaux, xuất bản tháng 11 năm nay.
“Loài kiến chúng tôi tìm thấy ở Ethiopia có khả năng cao trở thành sinh vật bầy đàn xâm lấn trên toàn cầu”, Magdalena Sorger, nghiên cứu sinh sau tiến sĩ ở Bảo tàng Khoa học Tự nhiên North Carolina (Mỹ) cho biết.
Sorger cảnh báo, đây có thể mới chỉ là sự bắt đầu. Sinh vật xâm lấn thường lan rộng cùng với hoạt động di chuyển của con người. Trong trường hợp này là hoạt động du lịch và mở rộng thương mại toàn cầu ở Ethiopia.
Các nhà nghiên cứu tin rằng loài kiến Lepisiota canescens có khả năng xâm lấn toàn cầu.
“Khả năng loài kiến này ‘đi nhờ’ trong cây trồng hoặc hành lý của con người là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Một con kiến chúa mang bầu có thể là khởi nguồn cho tổ kiến hàng chục km hoặc lớn hơn ở những nơi mà chúng xuất hiện”, Sorger nói.
Nhóm nghiên cứu tin rằng, khu rừng cổ xưa ở Ethiopia có thể là khởi nguồn cho loài kiến với khả năng xâm lấn toàn cầu. “Chúng ta cần phải biết mọi thứ về loài sinh vật này trước chúng bắt đầu xâm chiếm thế giới”, Sorger cảnh báo.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.