Tuy nhiên, để làm dịu tình hình, ngày 16.8, người phát ngôn của ông Cameron cho biết, Bill sẽ không thể là người đứng đầu lực lượng cảnh sát Anh vì không đủ điều kiện.
Tờ Telegraph của Anh dẫn nguồn tin từ Văn phòng Thủ tướng Anh cho biết, ông Bratton chỉ cho lời khuyên trong khả năng của mình, ngoài ra, ông sẽ không được trả tiền hay nhận bất cứ vị trí nào trong lực lượng cảnh sát Anh và việc tư vấn cũng không kéo dài.
Ông Bratton đã có những lời khuyên đầu tiên như “bắt bớ không phải là giải pháp tốt nhất”. Ngoài ra, Bratton chủ trương xây dựng đội ngũ cảnh sát đa sắc tộc để duy trì quan hệ chặt chẽ với các cộng đồng người nhập cư.
|
“Siêu cớm” Bill Bratton. |
Tuy nhiên, quyết định mời ông Bratton tư vấn đã gây ra nhiều tranh cãi và một số quan chức cảnh sát cấp cao của Anh cho rằng điều này như “một cái tát vào mặt” họ.
Chủ tịch Hiệp hội Cảnh sát trưởng Anh là Sir Hugh Orde, Chủ tịch Nghiệp đoàn cảnh sát vùng đô thị London John Tully, cựu chỉ huy Sở Cảnh sát London John OConnor đều cho rằng, có quá nhiều sự khác biệt giữa các băng nhóm tội phạm ở Mỹ và ở Anh, vì vậy, một lời khuyên từ người Mỹ là không phù hợp với hiện trạng xã hội Anh.
Trong khi đó, lãnh đạo đảng đối lập ở Anh là ông Ed Miliband cũng đã lên tiếng chỉ trích Thủ tướng Cameron về việc mời “siêu cớm” Bratton như là một hình thức “mị dân” và “nông cạn”.
Trong khi đó, truyền thông Anh miêu tả, Bill Bratton nổi tiếng với các biện pháp cứng rắn được gọi là “chính sách độ kiềm chế bằng không” từng giúp làm giảm tội phạm trên đường phố. Phương châm của Bratton là, tội phạm cần phải sợ cả cảnh sát lẫn những hình phạt nghiêm khắc. Ông so sánh công việc của cảnh sát với việc làm vườn: Gieo trồng và chăm chút cẩn thận thì sẽ thu được trái ngọt.
Hạ Anh
Vui lòng nhập nội dung bình luận.