Sinh nhật 3 tuổi của bé Hồ Sỹ Hoàng Đức và Hồ Sỹ Hoàng Hải với sự góp mặt của nhiều người thân trong gia đình.
Ba năm trước, câu chuyện về nữ Tiến sĩ, Giảng viên trường đại học Bách Khoa Hà Nội - chị Hoàng Thị Kim Dung, sinh được 2 bé trai từ tinh trùng của người chồng đã mất vì tai nạn giao thông khiến hàng triệu người thán phục.
Ba năm trôi qua, 2 bé trai sinh ra từ tinh trùng của người cha đã mất giờ đã khôn lớn và rất hiếu động
Bé Hồ Sỹ Hoàng Đức và Hồ Sỹ Hoàng Hải sinh vào ngày 9/12/2013. Ngày chào đời của 2 bé là ngày mà niềm hạnh phúc trào dâng kèm theo bao giọt nước mắt và nụ cười của chị Dung cùng người thân, gia đình 2 bên nội ngoại.
Ban ngày, hai anh em đến trường, buổi tối về nhà lại nô đùa vang cả một góc khu nhà chung cư
Chúng tôi tìm đến nhà chị Dung (khu đô thị Pháp Vân, quận Hoàng Mai, Hà Nội) vào đúng ngày sinh nhật 3 tuổi của 2 bé Đức – Hải. Dù rất bận rộn với công việc, nhưng chị Dung vẫn giành thời gian để đi mua bánh, mua quà tổ chức sinh nhật cho 2 con.
Bé Hải hiếu động và chạy rất nhanh. Theo đánh giá của mọi người, Hải có nét giống ông nội và chú
Buổi sinh nhật tràn ngập tiếng cười với sự góp mặt của người thân hai bé. Những tiếng cười đùa khúc khích, những lời chúc: hay ăn chóng lớn, ngoan ngoan, nghe lời mẹ, vâng lời ông, bà… được mọi người gửi đến 2 bé trong ánh nến lung linh.
Chị Dung chia sẻ: “Trộm vía nên 2 con ít đau ốm, biết nghe lời ông bà và mẹ. Hai bé cũng rất hiếu động và tinh nghịch. Ngày đi học thì không sao chứ về đến nhà là 2 anh em lại nô đùa vang nhà”.
Do bận rộn công việc nên từ khi Đức và Hải được 17 tháng tuổi, chị Dung gửi 2 con đi nhà trẻ. Buổi sáng, chị Dung đưa Đức và Hải đến trường trước, sau quay về đưa chị cả - Hồ Hoàng Hải Bình (lớp 3) đến trường rồi mới đi làm.
Do công việc của chị Dung bận rộn nên bà ngoại là người chăm sóc và trông nom 2 cháu. Ánh mắt của bà ngoại không rời khỏi 2 cháu mỗi khi vui đùa.
Để tiện có người trông nom và chăm sóc các cháu, bà ngoại 2 bé đã ra ở cùng 3 năm nay. Vào buổi chiều, bà ngoại thường đi đón các cháu từ trường về, rồi lo cơm nước, tắm giặt. Thi thoảng, ông bà nội của các bé lại ra chơi và chăm sóc cháu nội một thời gian.
Bé Đức có nét giống cả bố và mẹ. Đức thích chơi siêu nhân và thích đạp xe.
Hải ít nói hơn người anh song sinh và có sở thích chơi ô tô
Nhiều khi mọi người bận rộn, hai bé được cho sử dụng điện thoại để xem hoạt hình giải trí
“Hai cháu bé rất thích ăn cơm với trứng và cá rán. Thằng anh (bé Đức) thì hay nói, ít nghịch, thích chơi siêu nhân còn thằng em (bé Hải) thì hay nghịch, ít nói hơn, thích chơi ô tô...”, bà ngoại nói về tính cách của 2 cháu.
“Có 2 anh em nên có người chơi với nhau, nhiều khi tự cấu nhau, đánh nhau xước xát mặt mũi”, chị Dung chia sẻ
Chị cả Hải Bình giờ đã học lớp 3. Những lúc bà hay mẹ bận, Bình có thể trông nom 2 em. Ảnh chụp năm 2015.
Đức và Hải rất thích ăn trứng và cá rán, do đó bà ngoại thường nấu món đó
Sau giờ làm việc, chị Dung thường trở về nhà và quấn lấy 2 con
Chị Hoàng Thị Kim Dung và anh Hồ Sỹ Ngọc đều sinh ra và lớn lên ở Nghệ An. Họ quen nhau từ thời cấp 3 rồi cùng thi đỗ vào trường Đại học Bách khoa Hà Nội.
Đến năm học thứ 3 đại học, anh chị chính thức nhận lời yêu nhau. Tốt nghiệp đại học, chị Dung đi Pháp du học rồi ở lại làm luận án tiến sĩ. Năm 2009, chị về nước cùng anh lo đám cưới rồi trở lại Pháp bảo vệ luận án.
Hoàn thành khóa học chị về nước, rồi sinh bé gái đầu lòng Hồ Hoàng Hải Bình. Khi bé Bình chưa đầy 6 tháng tuổi thì anh Ngọc đột ngột qua đời vì tai nạn giao thông qua đời khi chưa đầy 30 tuổi.
Sau khi chồng mất, chị Dung đã nhờ TS.BS Lê Vương Văn Vệ (Giám đốc Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội) giữ lại tinh trùng chồng.
Ba năm sau khi mãn tang chồng, chị đã thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm bằng tinh trùng của chồng mình và kết quả hạ sinh được 2 bé Hồ Sỹ Hoàng Đức và Hồ Sỹ Hoàng Hải.
|
Vui lòng nhập nội dung bình luận.