Sinh vật ngoại lai
-
Chỉ trong vòng một tuần, lực lượng hải quan và biên phòng tỉnh Lào Cai đã bắt giữ 7 vụ, thu gần 1 tấn tôm càng đỏ (còn gọi là tôm hùm đất) nhập lậu vào Việt Nam, dấy lên những lo ngại về việc phát tán loài sinh vật ngoại lai nguy hiểm này ra môi trường.
-
Thời gian gần đây, tôm càng đỏ nổi lên ở thị trường Trung Quốc và nhanh chóng được một số người Việt hiếu kì đặt mua mà không hề biết hết những thiệt hại mà loài "sinh vật ngoại lai xâm lược" này đem lại.
-
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường vừa kí công văn hoả tốc về việc tăng cường kiểm soát loài tôm càng đỏ tại Việt Nam. Trước đó, báo Dân Việt đã phản ánh loài tôm càng đỏ này đang được rao bán khá phổ biến trên mạng xã hội, thậm chí vào năm 2017, đã có người nuôi loài tôm càng 10 chân này tại Đồng Tháp.
-
Tôm hùm đất Trung Quốc đang được rao bán tràn ngập thị trường với giá rẻ chỉ từ 200.000-230.000 đồng/kg nếu mua sỉ. Theo chuyên gia trong ngành thì đây là mối nguy lớn, bởi chúng thuộc diện hàng cấm ở Việt Nam.
-
Bẵng đi một thời gian dài, tôm hùm đất còn gọi là tôm hùm đỏ, tôm rồng đang trở lại và được rao bán rầm rộ trên mạng xã hội như một món ăn đặc sản. Đây thực tế là sinh vật ngoại lai, đang bị cấm nuôi, kinh doanh tại Việt Nam nhưng lại được nhiều người săn mua với giá không hề rẻ.
-
Gần đây, tại tỉnh Bắc Giang cũng xuất hiện loài sâu lạ - sâu super worm. Tuy chưa gây hại cho sản xuất nông nghiệp nhưng sâu cũng là mối nguy lớn nếu không được kiểm soát, xử lý kịp thời. Sâu super worm tăng trọng nhanh, từ đàn sâu tổng trọng lượng 100 kg nếu cung cấp đủ thức ăn chỉ sau một đêm có thể tăng lên 120 kg. Trong khi đó, thức ăn cho sâu lại đơn giản, dễ kiếm như bánh mỳ, vỏ quả, rau, củ…
-
Một người đàn ông ở bang Florida, Mỹ, đã trở thành người bắt con trăn Miến Điện lớn nhất bang này, với chiều dài lên tới 5,5 mét.
-
Bất kể nơi nào loài cá dọn bể (còn gọi là cá tỳ bà, cá Ma hay cá Mặt quỷ, cá lau kính) xuất hiện đều ghi nhận những hố sâu ở bờ bao (do cá đào để đẻ trứng) và sự vắng bóng của những loài thủy sản bản địa.
-
Theo nhiều người dân khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, vì loài cá dọn bể sinh sản với tốc độ chóng mặt, tranh giành nguồn sống với các loài khác nên còn được đặt một tên gọi khác là: Cá Ma.
-
Cá dọn bể được xếp vào danh mục những loài sinh vật ngoại lai nguy hiểm, có khả năng ảnh hưởng đến sự phát triển của các loài khác. Câu hỏi đặt ra là loài cá này nguy hiểm như thế, tại sao người dân vẫn nuôi nhiều và có thể sử dụng như một loài thực phẩm được không?